Hội Nạn nhân CĐDC/Dioxin Huyện Chư Sê - Gia Lai 15 NĂM - MỘT CHẶNG ĐƯỜNG NHÌN LẠI

Hội Nạn nhân CĐDC/Dioxin Huyện Chư Sê - Gia Lai 15 NĂM - MỘT CHẶNG ĐƯỜNG NHÌN LẠI

     Hội Nạn nhân CĐDC/Dioxin Huyện Chư Sê - Gia Lai được thành lập ngày 10 tháng 5 năm 2006. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc các ban ngành, Đoàn thể các cấp cùng với nổ lực, cố gằn của đội ngũ cán bộ Hội các cấp. Sau 15 năm xây dựng và hoạt động Hội đã không ngừng lớn mạnh. Với phương châm “Hướng về cơ sở” “Đoàn kết - Nghĩa tình - Trách nhiệm - Vì Nạn nhân chất độc da cam” huyện Hội Chư Sê đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.

Đ/c Nguyễn Hồng Hà – TUV- BT huyện ủy tặng quà Nạn nhân CĐDC nhân dịp tết Trung thu năm 2020.
 
     Là một huyện miền núi nằm trong địa bàn chiến lược quan trọng ở Tây Nguyên; Có hệ thống giao thông trọng yếu chạy dọc từ Bắc xuống Nam, Tây Nguyên, nối Tây Nguyên với miền Đông Nam Bộ (QL14) và Duyên Hải Miền Trung (QL25). Trong chiến tranh là địa bàn Quân đội Mỹ sử dụng một khối lượng lớn CĐHH trên phạm vi rộng do vậy cho đến nay sau hơn 45 năm chiến tranh kết thúc nhưng chất độc da cam do Quân đội Mỹ tiến hành vẫn còn tác động mạnh mẽ đến môi trường sinh thái đặc biệt là sức khỏe con người.
     Toàn huyện có 430 gia đình với trên 500 người là Nạn nhân, 70 gia đình có từ 2 đến 8 Nạn nhân còn sống; Nạn nhân thế hệ thứ 2, (9 con đẻ của người HĐKC và dân thường) 152 người; Nạn nhân thế hệ thứ 3 (cháu nội ngoại của người HĐKC) và trẻ khuyết tật đặc biệt nặng là 174 người, 800 người HĐKC bị phơi nhiễm và nhiễm CĐDC; 151 người đang hưởng trợ cấp CĐHH - Trong đó người HĐKC là 104 người; Con đẻ của Người HĐKC là 47 người. Trên 300 người vì nhiều lý do chưa được hưởng trợ cấp CĐHH. Nhận thức, hiểu biết của các cấp, các ngành, Đoàn thể và nhân dân về hậu quả nghiêm trọng của CĐDC/Dioxin và yêu cầu cấp bách, lâu dài của việc giải quyết hậu quả CĐHH và công tác chăm sóc giúp đỡ Nạn nhân CĐDC còn hạn chế nhiều mặt. Một số chủ trương chính sách đối với Nạn nhân CĐDC cũng như công tác xây dựng Hội còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tế, khó thực hiện.
     Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của công tác tuyên truyền vận động đối với một tổ chức xã hội; Ngay từ ngày đầu thành lập, Hội đã xác định làm tốt công tác tuyên truyền để tạo sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm cũng là để lan tỏa yêu thương. Thường trực huyện Hội đã chủ động phối hợp với các cấp, các ngành; Đoàn thể tổ chức các hoạt động tuyên truyền về hậu quả CĐHH do Quân đội Mỹ tiến hành ở Việt Nam và địa phương, về Nạn nhân CĐDC và tổ chức Hội. Đã in ấn hàng nghìn tờ rơi; In sao hàng trăm tài liệu, vận động trên 30.000 lượt người ký tên ủng hộ cuộc đấu tranh của các Nạn nhân CĐDC Việt Nam; Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng; Đài truyền thanh và truyền hình, báo đài địa phương và TW đưa trên 300 tin bài và trên 100 phóng sự tuyên truyền về Nạn nhân CĐDC và hoạt động Hội.
 

Đ/c Kpuih H’ Blê – PCT – UBND huyện trao thưởng cho các Tập thể, cá nhân trong Hội nghi sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 43 của Ban bí thư TW.
 
     Thông qua tuyên truyền nhận thức của cán bộ, Đảng viên và nhân dân chuyển biến tích cực, lòng nhân ái được khơi dậy, các phong trào; Cuộc vận động hành động vì Nạn nhân CĐDC nhận được sự hưởng ứng đông đảo tích cực của các cơ quan Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân của xã hội.
     Công tác vận động ủng hộ quỹ “Chăm sóc giúp đỡ Nạn nhân CĐDC” luôn được chú trọng. Hàng năm Ban chấp hành huyện Hội chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền ban hành chủ trương; Kế hoạch vận động. Tranh thủ sự ủng hộ, phối hợp của Mặt trận tổ quốc, các Hội Đoàn thể như Hội CCB, Đoàn TN, Liên Đoàn Lao động,.. kết hợp phân công cán bộ trực tiếp vận động các tổ chức, cá nhân, Doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh và cả nước ngoài (Hiện nay huyện Hội có kết nối với 2 tổ chức từ thiện xã hội ở nước ngoài là CH Pháp và Singapo, hàng chục doanh nghiệp, tổ chức, thường xuyên tham gia ủng hộ chăm sóc giúp đỡ Nạn nhân CĐDC trên địa bàn huyện).
     Từ năm 2006 đến năm 2020 Hội đã huy động các nguồn lực xã hội được 7.340.690.000 (Bảy tỷ, ba trăm bốn mươi triệu, sáu trăm chín mươi ngàn đồng) cho công tác chăm sóc giúp đỡ Nạn nhân CĐDC trên địa bàn huyện. Riêng từ năm 2015 đến năm 2020 đã vận động được trên 4 tỷ đồng.
     Ngay từ ngày đầu thành lập Hội đã xác định chăm sóc giúp đỡ Nạn nhân cả về vật chất và tinh thần là thực hiện chính sách đối với người có công; đồng thời cũng là việc thực hiện chính sách xã hội. Từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng sống cho các Nạn nhân và gia đình; là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài của cấp ủy, chính quyền và các cấp Hội. Trong 15 năm qua Hội đã huy động được 7.939.480.000đ (Bảy tỷ, chín trăm ba mươi chín triệu, bốn trăm tám mươi ngàn đồng) từ nhiều nguồn lực xã hội trong và ngoài địa phương cho công tác chăm sóc giúp đỡ Nạn nhân CĐDC trên địa bàn huyện Hội đã thăm, tặng quà 7.580 đối tượng là Nạn nhân CĐDC trị giá 2.397.430.000 đồng (Hai tỷ, ba trăm chín mươi bảy triệu, bốn trăm ba mươi ngàn đồng). Tặng 69 xe lăn cho Nạn nhân CĐDC và người khuyết tật. Hỗ trợ 9 gia đình Nạn nhân xây mới 9 nhà ở cấp 4, trị giá 545 triệu đồng; Phối hợp với tổ chức Vned- CH Pháp. Hỗ trợ nuôi dưỡng thường xuyên tại gia đình 68 Nạn nhân CĐDC thế hệ thứ 2, thứ 3 và trẻ khuyết tật đặc biệt nặng. Thời gian từ 2 đến 7 năm/em, số tiền 5 triệu đồng/năm/em trị giá 461 triệu đồng. Qua 10 năm thực hiện chương trình “Hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm, cải thiện đời sống; Chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho Nạn nhân CĐDC/Dioxin tại gia đình và cộng đồng” (2011 – 2021) - Hội đã huy động được 2.345 triệu đồng hỗ trợ sản xuất chăn nuôi cho gần 200 gia đình Nạn nhân CĐDC (Mỗi hộ từ 10 đến 15 triệu đồng). Trong đó 72 gia đình được hỗ trợ vay vốn chăn nuôi bò sinh sản trị giá trên 1,5 tỷ đồng. Nhiều gia đình được tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập,việc chăm sóc, phục hồi chức năng cho Nạn nhân CĐDC tại gia đình tốt hơn. Đã có 27 gia đình Nạn nhân CĐDC thoát nghèo bền vững, nhiều gia đình có thu nhập từ sản xuất chăn nuôi được từ 80 đến 100 triệu đồng/ năm.
     Cùng với việc hỗ trợ sản xuất – chăn nuôi Hội còn tổ chức hỗ trợ khám chữa bệnh cho 127 lượt Nạn nhân CĐDC và người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐDC với số tiền 135.8 triệu đồng. Tổ chức vận động đưa 205 người HĐKC bị nhiễm CĐDC đi xông hơi giải độc, phục hồi sức khỏe; Nâng cao chất lượng sống, chi phí hỗ trợ là 392 triệu đồng. Năm 2018 và năm 2019 Hội đã phối hợp với Báo điện từ Dân trí - cơ quan TW Hội khuyến học Việt Nam đã làm 3 phóng sự về các gia đình Nạn nhân CĐDC có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Qua đó, quỹ “Nhân ái” của Báo Dân trí ủng hộ 268 triệu đồng và tổ chức Give Asia - Việt Nam ủng hộ 169 triệu đồng.
     Sự ủng hộ, giúp đỡ Nạn nhân nói trên tuy chưa đáp ứng được yêu cầu, chăm sóc, giúp đỡ Nạn nhân CĐDC ở địa phương nhưng đã thể hiện cụ thể, thiết thực nỗ lực cố gắng của các cấp Hội cùng với sự quan tâm, chăm lo của cấp ủy, chính quyền các ngành, Đoàn thể các cấp. Thông qua đó dù chưa hết khó khăn nhưng các Nạn nhân và gia đình đã có thêm niềm tin và nghị lực vươn lên trong cuộc sống; Uy tín và vị thế của Hội với cấp ủy, chính quyền các cấp và trong xã hội ngày càng được nâng cao, hoạt động Hội ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.
 

Đ/c Bùi Thanh Hoàng – Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC tỉnh Gia Lai và đại diện Hội Bảo trợ trẻ em Việt Nam nhiễm Diôxin (Vned) CH Pháp trao vốn hỗ trợ chăn nuôi bò cho GĐ Nạn nhân CĐDC Xã H’ Bông.
 
     Ngay từ ngày đầu thành lập Hội đã xác định: Xây dựng tổ chức Hội rộng khắp; Vững mạnh để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, chăm sóc giúp đỡ Nạn nhân CĐDC. Nên công tác xây dựng tổ chức Hội các cấp được chú trọng triển khai và đạt kết quả tốt. Khi mới thành lập Hội có 70 cá nhân và 11 tổ chức đăng ký tham gia Hội. Trong năm 2018 - 2019 gắn với kế hoạch sát nhập thôn làng, tổ dân phố - 15/15 tổ chức cơ sở Hội được củng cố kiện toàn theo hướng giảm số lượng ủy viên BCH cơ sở. Đến cuối năm 2020 toàn huyện có 100 chi hội với 1.401 Hội viên trong đó số Hội viên là Nạn nhân CĐDC và Người HĐKC chiếm hơn 60% Hội viên là Đảng viên; Cán bộ các ngành, Đoàn thể ở thôn, làng, tổ dân phố có trên 15% tổng số. Thường trực Hội các cấp luôn sâu sát, nắm chắc quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước của cấp ủy, chính quyền địa phương và tình hình cụ thể của từng Nạn nhân và gia đình để làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy chính quyền địa phương có những chủ trương, biện pháp phù hợp, thiết thực hiệu quả. Đã có 1 cá nhân được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Huyện Hội được tặng 5 bằng khen của TW Hội và 5 bằng khen của UBND tỉnh.
     Sau hơn 15 năm xây dựng và phát triển, Hội Nạn nhân CĐDC/Dioxin huyện Chư Sê luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy; UBND huyện, sự phối hợp có hiệu quả của Mặt trận tổ quốc, các ban ngành, Đoàn thể và các tổ chức cá nhân trong và ngoài huyện. Công tác tuyên truyền, vận động ủng hộ chăm sóc giúp đỡ Nạn nhân CĐDC và trẻ em khuyết tật; Công tác xây dựng tổ chức Hội thường xuyên được đổi mới, nâng cao, tạo được sự chuyển biến cơ bản cả về nhận thức và hành động trong cán bộ Đảng viên và nhân dân. Đội ngũ cán bộ Hội tích lũy được nhều kinh nghiệm, hoạt động Hội đã đi vào nề nếp. Tổ chức Hội các cấp thực sự trở thành cầu nối, chuyển tải mọi chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước; Sự quan tâm chăm sóc, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền các ngành, Đoàn thể và các cấp Hội đến với Nạn nhân và gia đình.
     Trong thời gian tới yêu cầu công tác giải quyết hậu quả CĐHH chăm sóc, giúp đỡ Nạn nhân CĐDC; Công tác xây dựng tổ chức Hội được đặt ra ngày càng cao hơn. Với tinh thần “Không để một ai ở lại phía sau” Huyện Hội Chư Sê tiếp tục đẩy mạnh công tác chăm sóc giúp đỡ Nạn nhân CĐDC và xây dựng tốt chức Hội các cấp vững mạnh toàn diện; Tiếp tục khẳng định vị thế xứng đáng với niềm tin của Đảng chính quyền và nhân dân trong Huyện,là chỗ dựa tin cậy của Nạn nhân chất độc da cam.
                                                                                                                 Nguyễn Xuân Thủy
Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/Dioxin huyện Chư Sê
 

Quay lại