CHUYÊN MỤC

Tin tức > Kinh tế - Văn hoá - Xã hội > Chư Sê một số mô hình trồng trọt cần được nhân rộng

Chư Sê một số mô hình trồng trọt cần được nhân rộng

18/11/2019

     Trong những năm qua, được sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện Chư Sê, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp đã triển khai một số mô hình có tính ứng dụng Khoa học kỹ thuật, giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần đa dạng hóa cây trồng, phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường đất, môi trường nước trong canh tác rau màu và tuyên truyền cho các hộ dân lân cận học tập, làm theo được các hộ dân hưởng ứng thực hiện nhiệt tình và mang lại kết quả cao cụ thể:
     Mô hình trồng ớt xuất khẩu kết hợp ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai được thực hiện năm 2016 tại xã Ia HLốp đã thành công, giúp cho người trồng rau màu mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mang lại năng suất cao hơn, tiết kiệm công lao động, sản lượng tăng trên đơn vị diện tích, chất lượng sản phẩm tốt hơn, giảm sự rửa trôi phân bón và tránh lãng phí nguồn nước với hệ thống tưới tiết kiệm hiệu quả kinh tế hơn. Đến nay hộ dân tham gia mô hình và các hộ lân cận vẫn tiếp tục thực hiện và mở rộng diện tích.


Mô hình trồng ớt xuất khẩu
 
     Từ các nguồn vốn: Khoa học công nghệ huyện, đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất đã xây dựng các mô hình lúa liên kết cho các hộ dân là người đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã Chư Pơng, Ia Pal, Ia HLốp, Al Bá, Bờ Ngoong, Bar Maih với tổng diện tích 81 ha, 397 hộ tham gia thực hiện. Thông qua mô hình giúp nông dân  nâng cao trình độ sản xuất, kiến thức, kỹ năng quan sát và quản lý đồng ruộng, sử dụng giống mới chất lượng cao để thay đổi cơ cấu giống lúa cũ ở địa phương, giảm số lượng giống gieo sạ, quản lý nước, phân bón, cỏ dại và sâu bệnh một cách tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả, hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp tập trung, giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
  

Mô hình cánh đồng liên kết tại xã Al Bá
 
     Từ năm 2018 đến nay Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp đã triển khai xây dự 07 ha, 23 hộ tham gia. Đến nay mô hình đã mang lại kết quả và thu nhập tương đối ổn định cho người nông dân, Trung bình 01 hộp tằm giống cho thu hoạch sau 15 ngày nuôi và đạt từ 55-70 kg kén, với giá kén thời điểm hiện tại dao động từ 130.000-142.000đồng/kg, 1 hộp tằm cho thu nhập từ 7-9 triệu đồng/hộp và mỗi tháng nuôi được 2 lứa tằm. Thấy được hiệu quả, một số hộ dân đã tìm tòi, học hỏi và đầu tư trồng dâu nuôi tằm tại các xã HBông, Ia Blang, Ia HLốp, Dun, Chư Pơng. Qua rà soát, đến nay trên địa bàn huyện diện tích trồng dâu nuôi tằm gần 20ha.
 

 Hộ dân thu hoạch kén tằm
     Ngoài ra Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp còn thực hiện một số mô hình ứng dụng công nghệ cao như trồng măng Tây xanh ứng dụng công nghệ cao, mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng sử dụng hệ thống tưới tự động. các mô hình này bước đầu cho kết quả khả quan, đang trong quá trình theo dõi để khuyến cáo nhân rộng.
         
 
Trồng dưa lưới trong nhà màng
 
     Đề nghị các địa phương cần tuyên truyền, khuyến khích nhân rộng các mô hình đạt hiệu quả cao đã triển khai trong thời gian qua, nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế, đồng thời huy động mọi nguồn lực để đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao giá trị sản xuất và phát triển bền vững.
 
                                                                                           TTDVNN

Other

Copyright © 2015 UBND huyện Chư Sê
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Văn Đương -  Chánh Văn phòng HĐND&UBND huyện Chư Sê
Địa chỉ: 761 Hùng Vương - Chư Sê
Điện thoại: (0269)3851781 - Fax: (0269)3851781 - Email:ubndchuse@gialai.gov.vn
Giấy phép số: 08/GP-TTĐT ngày 14 tháng 07 năm 2017 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai.
  Chung nhan Tin Nhiem Mang