CHUYÊN MỤC

Tin tức > Kinh tế - Văn hoá - Xã hội > Huyện Chư Sê tiếp tục nhân rộng cánh đồng liên kết và tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên

Huyện Chư Sê tiếp tục nhân rộng cánh đồng liên kết và tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên cây lúa

05/12/2017

Năm 2016, nhằm mục đích tăng năng suất cây lúa – đem lại thu nhập cho nông dân, Huyện Chư Sê đã triển khai thực hiện đề án “Xây dựng cánh đồng lúa liên kết” cho hơn 100 hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn 2 xã Ia Pal và Chư Pơng. Đề án được thực hiện thành công, đã giúp nông dân tiếp cận và áp dụng kỹ thuật sản xuất, góp phần tăng nguồn lương thực tại chỗ và xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện     

Hội thảo đầu bờ mô hình lúa liên kế
 
Nhằm nhân rộng Đề án, đồng thời hỗ trợ sản xuất, chuyển giao hướng dẫn kỹ thuật cho đối tượng là người đồng bào dân tộc thiểu số, năm 2017 từ nguồn vốn sự nghiệp, trạm Khuyến nông đã xây dựng mô hình cánh đồng lúa liên kết với tổng kinh phí hỗ trợ trực tiếp 131.136.000 đồng tại cánh đồng làng Tel Yố, xã Ia Hlốp quy mô 16 ha cho 74 hộ tham gia.
Tham gia mô hình, các hộ dân được cấp 100% hạt giống lúa thuần HT1, thuốc trừ cỏ và 50% phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo diện tích canh tác của từng hộ tại cánh đồng. Việc xây dựng mô hình cánh đồng lúa liên kết nhằm giúp nông dân sử dụng lượng lúa giống gieo sạ, bón phân, phun thuốc theo đúng quy trình, thay đổi giống lúa đã bị thoái hóa bằng giống có năng suất chất lượng cao, hạn chế rủi ro sâu bệnh từ đó tăng hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, việc xây dựng cánh đồng lúa cũng gặp không ít khó khăn. Mô hình đòi hỏi phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động tất cả các hộ dân tham gia tập trung thực hiện đồng loạt, từ khâu ngâm ủ hạt giống đến khâu gieo sạ, bón phân, phun thuốc và phòng trừ dịch bệnh.
Theo nhận định của ông Kpă Sức, Chi hội trưởng Chi hội nông dân làng Tel Yố, người trực tiếp tham gia mô hình nhận định: Cánh đồng này bà con mình năm nào cũng tiến hành trồng lúa nhưng hiệu quả thấp do sâu bệnh xuất hiện nhiều. Vì vậy, trong 04 tháng thực hiện Đề án, Trạm đã cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên thăm cánh đồng để phát hiện sâu bệnh và nhờ đó đã kịp thời ra quân tiến hành phun thuốc phòng trừ dịch bệnh đồng loạt 3 lần. Với sự nỗ lực và quyết tâm cao của cán bộ kỹ thuật trạm và các hộ dân tham gia mô hình, dịch bệnh đã được dập tắt, mang lại mùa vụ bội thu. Thành công đó đã giải quyết được vấn đề lương thực tại chỗ cho bà con. Theo tính toán, 1 sào áp dụng kỹ thuật thâm canh sẽ cho lại lợi nhuận cao hơn 900.000đồng so với phương thức canh tác cũ của bà con.
Trong thời gian tới, trạm Khuyến nông sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ dân sản xuất lúa trên địa bàn huyện áp dụng kỹ thuật thâm canh, tăng cường công tác kiểm tra hướng dẫn phòng trừ dịch bệnh, đồng thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện những mô hình áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào trong sản xuất trên cây lúa nước và các loại cây trồng khác.
                                                                                         Kiều Hưng
 

Other

Copyright © 2015 UBND huyện Chư Sê
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Văn Đương -  Chánh Văn phòng HĐND&UBND huyện Chư Sê
Địa chỉ: 761 Hùng Vương - Chư Sê
Điện thoại: (0269)3851781 - Fax: (0269)3851781 - Email:ubndchuse@gialai.gov.vn
Giấy phép số: 08/GP-TTĐT ngày 14 tháng 07 năm 2017 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai.
  Chung nhan Tin Nhiem Mang