CHUYÊN MỤC

Tin tức > Kinh tế - Văn hoá - Xã hội > TỔNG KẾT MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA 02 VỤ/NĂM TẠI AYUN

TỔNG KẾT MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA 02 VỤ/NĂM TẠI AYUN

13/11/2020

     Ngày 13/11/2020 Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Chư Sê phối với UBND xã Ayun tổ chức buổi nghiệm thu đánh giá mô hình sản xuất lúa liên kết 02 vụ tại cánh đồng làng Keo, Vơng Chép


Các hộ dân  gặt thu hoạch lúa
     Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND huyện, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Chư Sê đã phối hợp với UBND Ayun tuyên truyền vận động các hộ dân tham gia thực hiện mô hình sản xuất lúa liên kết 02 vụ/năm tại làng Keo, Vơng Chép, quy mô 10 ha với tổng 18 hộ tham gia.
  

Mô hình trồng lúa liên kết tại làng Keo
     Sau 3,5 tháng từ khi gieo trồng đến nay các hộ đã có thu hoạch, giống lúa có chất lượng dẻo, thơm, cơm ngon, năng suất bình quân đạt 7.000kg/ha. Tham gia thực hiện các hộ dân đã dần thay đổi tập quán canh tác theo truyền thống lạc hậu như sử dụng giống lúa cũ dài ngày được để lại từ các vụ trước đã thoái hóa, gieo hạt bằng phương pháp chọc trỉa đón nước trời, không chú trọng đến công tác chăm sóc bón phân dẫn đến cây lúa phát triển kém, năng suất thấp. Thông qua mô hình giúp các hộ dân nắm bắt được quy trình trồng lúa từ khâu làm đất, gieo sạ chăm sóc bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại, thay đổi cơ cấu giống lúa từ giống dài ngày, năng suất thấp sang giống chất lượng cao với năng suất vượt trội. Với tổng kinh phí đầu tư thực hiện 10ha mô hình 109.470.000đ kết quả sau 3,5 tháng thu được 70.000kg, với giá bán 5.000đ/kg (lúa tươi) tổng thu được 350.000.000đ, trừ chi phí đầu tư và công lao động (30 công/ha) lợi nhuận ròng thu được 195.530.000đ/10ha.
     Ông Đinh Kam một trong các hộ tham gia mô hình chia sẻ: ”Gia đình làm lúa đã nhiều năm rồi nhưng toàn làm lúa nương truyền thống năng suất thấp. Từ khi có công trình thủy lợi Plei Keo cấp nước, được cán bộ tuyên truyền vận động nên vụ mùa tôi đã mạnh dạn đăng ký tham gia thực hiện mô hình. Kết quả mô hình mang lại rất tốt, lúa trồng ngắn ngày, cây khỏe lắm bão số 9 vừa rồi mà cũng không bị đổ ngã, những ô ruộng làm lúa truyền thống thì bị đổ hết rồi, gặt được nhiều hơn gấp đôi so với những năm tôi làm lúa 06 tháng được mùa nhất. Trong quá trình thực hiện thuận lợi nhất là được cán bộ hướng dẫn tận tình, thường xuyên từ khâu làm đất, ngâm ủ hạt giống để gieo sạ, trỉa dặm, chăm sóc bón phân. Tuy nhiên cũng có chút khó khăn là tôi và các hộ dân là phải sử dụng bơm để dẫn nước vào ruộng rất tốn dầu nên chỉ mong sắp tới nhà nước quan tâm đầu tư kênh mương nội đồng để chúng tôi sản xuất lúa nước 02 vụ/năm và không phải lo cái ăn như những năm trước.
 

Hướng dẫn các hộ dân gieo sạ đồng loạt
 
 
 
Hướng dẫn các hộ trỉa dặm lúa
 
  
Hướng dẫn hộ dân chăm sóc bón phân
 
 
 
Các hộ dân tập kết để tuốt lúa
  
 
Các hộ dân tuốt lúa
     Thực hiện cánh đồng lúa liên kết đã tạo được lòng tin cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước làm thay đổi thói quen trong sản xuất nhỏ lẻ và gieo cấy truyền thống của người dân, hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp tập trung, giúp nông dân tiếp cận và áp dụng kỹ thuật sản xuất, sử dụng giống lúa mới để thay đổi cơ cấu giống lúa cũ ở địa phương, giảm số lượng giống gieo sạ và tuyên truyền cho các hộ dân lân cận học tập, làm theo góp phần xóa đói giảm nghèo tăng nguồn lương thực cho người dân tại địa phương.
Thuy Huynh

Other

Copyright © 2015 UBND huyện Chư Sê
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Đức Cường -  Chánh Văn phòng HĐND&UBND huyện Chư Sê
Địa chỉ: 761 Hùng Vương - Chư Sê
Điện thoại: (0269)3851781 - Fax: (0269)3851781 - Email:ubndchuse@gialai.gov.vn
Giấy phép số: 08/GP-TTĐT ngày 14 tháng 07 năm 2017 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai.
  Chung nhan Tin Nhiem Mang