CHUYÊN MỤC

Tin tức > Tin Khối Đảng - HĐND > Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn ở huyện Chư Sê

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn ở huyện Chư Sê

11/11/2015

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là nhiệm vụ quan trọng của cấp ủy đảng và chính quyền các cấp và cả hệ thống chính trị, nhằm nâng cao năng suất lao động; tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người lao động góp phần thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Những năm qua quán triệt Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 5/11/2012 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn”. Ban Thường vụ Huyện ủy triển khai Kế hoạch số 58 -KH/HU, ngày 4/6/2013 về Thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 14/6/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về tăng cường lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đến năm 2020”.
Thực hiện chủ trương của Đảng, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh  và Ban Thương vụ huyện ủy, ngày 01 tháng 04 năm 2011 UBND huyện Chư Sê đã ban hành Quyết định số: 143/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 ” trên địa bàn huyện Chư Sê và củng cố, kiện toàn lại theo Quyết định số: 166/QĐ-UBND ngày 24/3/2014. Hàng năm thực hiện phân bổ kinh phí phục vụ công tác đạo tạo nghề cho thanh niên nông thôn. Công tác phối hợp giữa Phòng lao động thương binh & xã hội huyện với Trung tâm dạy nghề Chư Sê và các xã, thị trấn ngày càng chặt chẽ trong công tác tổ chức tuyển sinh và mở các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn đảm bảo thực hiện có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho người học để vừa tham gia học tập và vừa sản xuất. Ban chỉ đạo đề án 1956 huyện có quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên ban chỉ đạo, có cơ chế phối hợp triển khai thực hiện. Tham mưu, xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm và từng giai đoạn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Những năm qua, công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực dạy nghề có chuyển biến tích cực, bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ làm công tác dạy nghề được xây dựng và kiện toàn, bổ sung 01 biên chế chuyên trách quản lý dạy nghề cho lao động nông thôn ở Phòng lao động thương binh & xã hội, hàng năm được tập huấn các văn bản, chuyên đề về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đảm bảo cho việc triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề trên địa bàn. Công tác phối hợp giữa phòng LĐTB&XH huyện với Trung tâm dạy nghề Chư Sê cùng với các ban chỉ đạo đào tạo nghề ở các xã, thị trấn trong hoạt động tuyên truyền, vận động, tuyển sinh và tổ chức mở lớp đào tạo nghề cho người lao động.
 Công tác phối kết hợp với các doanh nghiệp tạo việc làm cho người lao động sau khi được đào tạo nghề đã có những bước chuyển biến, nhất là đối với nghề may đã cung cấp cho Công ty may Cửu Tôn, quận Phú Nhuận Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty may Nhà Bè Gia Lai 65 công nhân.
Nhìn chung trong 3 năm qua, việc tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW của Ban Bí thư đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể tiến hành nghiêm túc, rộng khắp với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, tạo được sự chuyển biến về vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, với kết quả đạt được  trong các năm (2013- 2014 -2015) đã đào tạo nghề cho 1.183 học viên với kinh phí đào tạo 1.467.000 đồng, cho những người trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, lao động nữ, các đối tượng chính sách được tuyên truyền vận động tham gia học nghề để có khả năng tự tạo việc làm, áp dụng trực tiếp vào sản xuất vật chất, góp phần chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu kinh tế cải thiện và tăng thu nhập cho nông dân khu vực nông thôn. Tập trung vào các nghề cơ bản phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, nhu cầu việc làm và trình độ của người lao động, góp phần tích cực trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của địa phương như các nghề: nề, sửa chữa máy nông nghiệp, cắt may, lắp đặt sửa chữa điện nước,  chăn nuôi, trồng hồ tiêu, cà phê, trồng rau an toàn…
Những kết quả đạt được là tín hiệu vui mừng song trong quá trình đào tạo, dạy nghề cho người lao động ở nông thôn còn nhiều bất cập như:
- Chính quyền ở một số nới chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương với các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp ít nhiều làm ảnh hưởng đến việc nâng cao tay nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
- Một số cấp ủy Đảng chưa thật sự chủ động triển khai công tác tuyền truyền việc tư vấn học nghề cho lao động nông thôn  còn buông lỏng, công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác đào tạo nghề. Hình thức tuyên truyền chưa phong phú, hấp dẫn, chưa phát huy vai trò và huy động các tổ chức hội, đoàn thể tuyên truyền  cho các đoàn viên, hội viên ở cơ sở tham gia làm công tác tuyên truyền. Bên cạnh đó một bộ phận lao động nông thôn chưa nhận thức đúng về đào tạo nghề, học nghề. Một phần do tập quán và thói quen canh tác; nông dân còn tư tưởng sản xuất theo kinh nghiệm, nông dân coi sản xuất nông nghiệp công việc giản đơn không phải học. Do đó có nông dân nhận thức về việc học tập để có kiến thức khoa học phục vụ sản xuất chưa thực sự cần cho bản thân họ.
- Từ huyện đến  cơ sở  đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án đào tạo nghề theo Quyết định 1956, tuy nhiên hầu hết là kiêm nhiệm nên chất lượng và hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa thật sự chủ động và kịp thời trong công tác tham mưu đề xuất các biện pháp, giải pháp cho cấp ủy để lãnh đạo thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học còn hạn chế chỉ đáp ứng một phần nhu cầu học tập gắn với thực hành cho học viên. Công tác tuyển sinh và đào tạo còn gặp nhiều khó khăn; Một số cấp ủy, chính quyền xã chưa thật sự quan tâm đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo mục tiêu, chỉ tiêu quy hoạch đào tạo nghề theo chương trình xây dựng nông thôn mới. 
Việc tư vấn và giới thiệu việc làm cho học viên sau khi học nghề còn hạn chế, hầu như chưa có doanh nghiệp nào tự liên kết với các cơ sở dạy nghề để thông tin nhu cầu tuyển dụng để các cơ sở giới thiệu học viên sau khi được cấp chứng chỉ đã qua chương trình đào tạo nghề có cơ hội tìm việc làm, phần lớn học viên sau khi học tự tạo việc làm hoặc áp dụng những kiến thức vào sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Bên cạnh đó một số sau khi học nghề có tâm lý không muốn xa nhà đề làm việc ở các doanh nghiệp trong huyện và ngoài tỉnh. Trình độ của một số người học nghề không theo kịp chương trình đào tạo nghề do đó ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, việc giải quyết việc làm sau khi học xong.
Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2015 – 2020 các cấp ủy đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau.
- Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền, huy động toàn thể hệ thống chính trị phát huy vai trò của các tổ chức hội, đoàn thể có kế hoạch triển khai thực hiện tuyên truyền, tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn sát với nhu cầu và tình hình thực tiễn.
- Tăng cường công tác tuyên truyền về chủ trương đào tạo nghề cho lao động nông thôn, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên. Hình thức tuyên truyền phải đa dạng, có chiều sâu và được phổ biến trong toàn xã hội. Tuyên truyền tăng cường các hoạt động xã hội hóa trong đào tạo nghề lao động nông thôn.
- Mặt trận, các đoàn thể cần vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân hiểu đúng, hiểu rõ về ích lợi của học nghề và tạo việc làm nhằm tăng thu nhập cải thiện đời sống. Tích cực vận động thành lập các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các câu lạc bộ. Đặc biệt, cần gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" để vừa giáo dục ý thức, trách nhiệm cộng đồng, vừa huy động sức dân, vừa khơi dậy tiềm năng sáng tạo trong nhân dân một cách có hiệu quả.
- Xây dựng kế hoạch phân bổ kinh phí từ ngân sách nhà nước và huyện tăng chỉ tiêu đào tạo hỗ trợ cơ sở đào tạo để từng bước nâng cấp cơ sở vật chất trường lớp, mua sắm trang thiết bị dạy học theo hướng gắn đào tạo nghề với thực hành, đảm bảo chất lượng đào tạo, người học sau khi học xong có thể làm chủ những kiến thức khoa học đã được trang bị áp dụng vào trong sản xuất và kinh doanh có hiệu quả.       
Mai Văn Thiên
UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy
                                         

Other

Copyright © 2015 UBND huyện Chư Sê
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Văn Đương -  Chánh Văn phòng HĐND&UBND huyện Chư Sê
Địa chỉ: 761 Hùng Vương - Chư Sê
Điện thoại: (0269)3851781 - Fax: (0269)3851781 - Email:ubndchuse@gialai.gov.vn
Giấy phép số: 08/GP-TTĐT ngày 14 tháng 07 năm 2017 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai.
  Chung nhan Tin Nhiem Mang