CHUYÊN MỤC

Tin tức > Tin tổng hợp > Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

15/05/2023

       Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, việc tìm hiểu, học tập của trẻ em trên không gian mạng ngày càng thuận lợi và dễ dàng; tuy nhiên, trẻ em cũng chịu ảnh hưởng từ những thông tin tiêu cực trên internet. Việc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng là hết sức cần thiết.
 
       Thời gian qua, trên không gian mạng xuất hiện nhiều các ứng dụng, diễn đàn, mạng xã hội, kênh video... được “gắn mác” dành cho trẻ em nhưng chứa đựng các bài viết, clip, hình ảnh không có tính giáo dục, nội dung phản cảm, ẩn chứa nhiều rủi ro và nguy cơ độc hại với sự phát triển của trẻ em như:
         - Thông tin xấu, độc: Trẻ em có thể bắt gặp nội dung xấu, không phù hợp với lứa tuổi như bạo lực, khiêu dâm.
        - Xâm phạm đời tư:Thông tin, hình ảnh đăng tải hay chia sẻ có thể bị kẻ xấu sử dụng vào mục đích xấu như tung tin, lừa đảo, bêu rếu hay đe dọa các em.
       - Bắt nạt:Các em có thể bị cư dân mạng chế giễu, chỉ trích, miệt thị hay bình luận ác ý. Thậm chí các em có thể bị công kích, đe dọa hoặc xuyên tạc các thông tin hình ảnh có liên quan đến các em.
        - Xâm hại tình dục: Một số kẻ xấu tiếp cận, làm quen và gạ gẫm trẻ em tham gia vào các hành vi như gửi tin nhắn đồi trụy hoặc chia sẻ hình ảnh, đoạn video nhạy cảm. Chúng có thể dùng những hình ảnh và tin nhắn này để ép buộc, đe dọa khiến các em phải vâng lời làm theo các yêu cầu khác.
       Mặc dù Nhà nước ta đã có nhiều văn bản pháp luật liên quan việc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng như: Luật Trẻ em năm 2016, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ, Quyết định số 830/QĐ-TTg ngày 01/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025”... song, để bảo vệ trẻ trên không gian mạng, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
       Trẻ em không chỉ đối mặt nguy cơ tiếp xúc các thông tin xấu, độc, không phù hợp độ tuổi, mà việc sử dụng internet thiếu sự kiểm soát của người lớn có thể làm lộ thông tin cá nhân hoặc bị kẻ xấu lợi dụng, dụ dỗ, ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển thể chất, tinh thần và nhân cách; vì vậy, bản thân các em cần được trang bị kiến thức, kỹ năng để tham gia không gian mạng an toàn. Đồng thời, nhà trường cần hướng dẫn, cảnh báo các em về việc sử dụng internet an toàn; gia đình cần giám sát chặt chẽ việc sử dụng mạng xã hội của con cái; xã hội cần lên án mạnh mẽ, thậm chí phải tẩy chay đối với các ứng dụng, trang web... có nội dung độc hại.


Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng


          Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, việc tìm hiểu, học tập của trẻ em trên không gian mạng ngày càng thuận lợi và dễ dàng; tuy nhiên, trẻ em cũng chịu ảnh hưởng từ những thông tin tiêu cực trên internet. Việc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng là hết sức cần thiết.
 
          Thời gian qua, trên không gian mạng xuất hiện nhiều các ứng dụng, diễn đàn, mạng xã hội, kênh video... được “gắn mác” dành cho trẻ em nhưng chứa đựng các bài viết, clip, hình ảnh không có tính giáo dục, nội dung phản cảm, ẩn chứa nhiều rủi ro và nguy cơ độc hại với sự phát triển của trẻ em như:
        - Thông tin xấu, độc: Trẻ em có thể bắt gặp nội dung xấu, không phù hợp với lứa tuổi như bạo lực, khiêu dâm.
        - Xâm phạm đời tư:Thông tin, hình ảnh đăng tải hay chia sẻ có thể bị kẻ xấu sử dụng vào mục đích xấu như tung tin, lừa đảo, bêu rếu hay đe dọa các em.
       - Bắt nạt:Các em có thể bị cư dân mạng chế giễu, chỉ trích, miệt thị hay bình luận ác ý. Thậm chí các em có thể bị công kích, đe dọa hoặc xuyên tạc các thông tin hình ảnh có liên quan đến các em.
        - Xâm hại tình dục: Một số kẻ xấu tiếp cận, làm quen và gạ gẫm trẻ em tham gia vào các hành vi như gửi tin nhắn đồi trụy hoặc chia sẻ hình ảnh, đoạn video nhạy cảm. Chúng có thể dùng những hình ảnh và tin nhắn này để ép buộc, đe dọa khiến các em phải vâng lời làm theo các yêu cầu khác.
       Mặc dù Nhà nước ta đã có nhiều văn bản pháp luật liên quan việc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng như: Luật Trẻ em năm 2016, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ, Quyết định số 830/QĐ-TTg ngày 01/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025”... song, để bảo vệ trẻ trên không gian mạng, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
       Trẻ em không chỉ đối mặt nguy cơ tiếp xúc các thông tin xấu, độc, không phù hợp độ tuổi, mà việc sử dụng internet thiếu sự kiểm soát của người lớn có thể làm lộ thông tin cá nhân hoặc bị kẻ xấu lợi dụng, dụ dỗ, ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển thể chất, tinh thần và nhân cách; vì vậy, bản thân các em cần được trang bị kiến thức, kỹ năng để tham gia không gian mạng an toàn. Đồng thời, nhà trường cần hướng dẫn, cảnh báo các em về việc sử dụng internet an toàn; gia đình cần giám sát chặt chẽ việc sử dụng mạng xã hội của con cái; xã hội cần lên án mạnh mẽ, thậm chí phải tẩy chay đối với các ứng dụng, trang web... có nội dung độc hại.
 
Cần bổ sung cơ chế quản trị an ninh mạng để đảm bảo an toàn thông tin ...
Hình minh họa
 
Để giúp trẻ em tham gia không gian mạng an toàn, cần lưu ý một số nội dung sau:
      1. Đối với trẻ em khi tham gia không gian mạng:
      - Không: Không làm quen và trò chuyện với người lạ. Nếu đã lỡ kết bạn thì bỏ chế độ kết bạn và chặn người mà mình không quen biết ngoài đời thực. Không chia sẻ thông tin cá nhân lên mạng. Tuyệt đối KHÔNG chia sẻ thông tin, hình ảnh nhạy cảm, tâm trạng riêng tư.
       - Kiểm soát: Thoát khỏi chương trình, trang thông tin, phòng chat, xóa phần mềm ứng dụng, tắt máy tính hay điện thoại. Không chia sẻ vị trí định vị của mình khi sử dụng các ứng dụng trên mạng.
        - Thông báo: Chia sẻ với bố mẹ, thầy cô - người mà các em tin tưởng, gọi cho Tổng đài 111 về các rắc rối mà em gặp phải để được tư vấn, trợ giúp. Tuyệt đối không GIẤU KÍN rắc rối.
         - Kiềm chế: Cân nhắc, suy nghĩ kỹ trước khi chia sẻ, bình luận một nội dung, hình ảnh của người khác. Không nên a dua, có những bình luận ác ý, hay hành vi khiếm nhã khi tương tác trên không gian mạng, vì hành động của các em có thể ảnh hưởng xấu hoặc gây đau khổ cho bạn bè và những người khác.
         2. Đối với phụ huynh cần:
       - Tạo nguyên tắc: Trao đổi với trẻ để cùng đưa ra nguyên tắc khi sử dụng internet và điện thoại di động như không sử dụng điện thoại di dộng trong phòng ngủ. Kiểm soát thời gian các em sử dụng mạng cho mục đích giải trí. Đặt các thiết bị truy cập mạng trong không gian chung của gia đình.
       - Sử dụng giải pháp công nghệ: Cài đặt thiết bị, phần mềm chống, chặn, lọc nội dung người lớn, xấu, độc, không phù hợp với trẻ em.Theo dõi lịch sử truy cập mạng hoặc sử dụng ứng dụng của con em để nhắc nhở, chỉ dẫn phù hợp.
        - Cùng trao đổi, chia sẻ: Điều quan trọng nhất của mọi giải pháp là hãy trao đổi cởi mở, trò chuyện với con để biết được con thường truy cập, sử dụng nội dung nào và vì sao. Hướng dẫn con cách kết bạn, giao tiếp. Hướng dẫn con cần chia sẻ với cha mẹ, thầy cô giáo ngay khi gặp rắc rối trên mạng.
                                                                     Ban Tuyên giáo Huyện ủy (TH)

Other

Copyright © 2015 UBND huyện Chư Sê
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Đức Cường -  Chánh Văn phòng HĐND&UBND huyện Chư Sê
Địa chỉ: 761 Hùng Vương - Chư Sê
Điện thoại: (0269)3851781 - Fax: (0269)3851781 - Email:ubndchuse@gialai.gov.vn
Giấy phép số: 08/GP-TTĐT ngày 14 tháng 07 năm 2017 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai.
  Chung nhan Tin Nhiem Mang