CHUYÊN MỤC

Tin tức > Tin tổng hợp > PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO GÓP PHẦN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO GÓP PHẦN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP

17/07/2024

Huyện Chư Sê có diện tích tự nhiên là hơn 64.296,27ha, có điều kiện tự nhiên phù hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp như: Hồ tiêu, cà phê, cao su, lúa, hoa màu...được thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên, sản xuất phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện, tiềm ẩn rủi ro, tự phát, thiếu liên kết trong sản xuất, năng suất trên một đơn vị diện tích còn thấp; việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm, việc thu hoạch, bảo quản, sơ chế, chế biến chưa được quan tâm, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch còn nhiều; vấn đề về an toàn thực phẩm, phát triển nhãn hiệu còn hạn chế. Chính vì vậy, Nghị quyết số 11-NQ/HU, ngày 18 tháng 4 năm 2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện ra đời nhằm mang lại hiệu quả thiết thực, thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xây dựng các vùng trồng, đẩy mạnh sản xuất theo các quy trình sản xuất nông nghiệp, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, tạo ra những thương phẩm có giá trị.


Hội nghị tổng kết 05 thực hiện Nghị quyết về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Qua 05 năm (2019-2024) triển khai thực hiện đạt được những kết quả quan trọng: Thực hiện chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác là 90,61ha; chuyển đổi 1.374,7ha hồ tiêu chết sang trồng cà phê (608ha), bơ (303,7ha), sầu riêng (136,1ha), mít (55ha), chanh dây (76,7ha), cây ăn trái (92,2ha), dược liệu (4,5ha), cây ngắn ngày khác (98,5ha); chuyển đổi một số diện tích trồng sắn, hoa màu kém hiệu quả sang trồng mía (600 ha); chuyển đổi 122ha cây hồ tiêu, cà phê kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả các loại; chuyển đổi 187,21ha cao su sang trồng bắp, khoai tây, keo lá tràm; trồng xen trong vườn cao su tái canh 2.894,42ha: Cà phê 910,54ha; hồ tiêu 180,92ha, cây dược liệu 33,02ha; cây ăn quả 1.510,72ha; 259,22ha đậu bắp, đậu, khoai tây, khoai lang; trồng xen trong cà phê tái canh là 66,8 ha (17,6 ha ngô; 35,5ha chanh dây; 8,5ha đậu các loại; 5,2ha cây ăn quả khác).
Huyện tập trung đẩy mạnh công tác chuyển đổi cây trồng, sử dụng các loại giống lai, giống mới đưa vào sản xuất; mở rộng áp dụng cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, nhất là ở các khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất. Tập trung phát triển cây ăn quả, dược liệu, trồng dâu nuôi tằm...có khoảng 2.095,26ha cây trồng ứng dụng công nghệ cao, chiếm 5,43% diện tích gieo trồng tăng 3% so với năm 2019.
Đến năm 2024, trên địa bàn huyện bước đầu hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Cây dược liệu 967,68ha, diện tích ứng dụng công nghệ cao 209,54ha/mục tiêu 250-500ha; rau, củ, quả an toàn 1.200ha, diện tích ứng dụng công nghệ cao là 514,38ha/mục tiêu 10-50ha; hoa các loại 16,7ha, diện tích ứng dụng công nghệ cao 4ha/mục tiêu 10-50ha; cây ăn quả có múi 1.201,4ha, diện tích ứng dụng công nghệ cao 385,94ha/mục tiêu 100-200ha; tiêu sạch 1.166,96ha, diện tích ứng dụng công nghệ cao 179,18ha/mục tiêu 50ha; cà phê sạch 12.312,39ha, diện tích ứng dụng công nghệ cao 578,68ha/mục tiêu 300ha; trồng dâu nuôi tằm 300ha, diện tích ứng dụng công nghệ cao 223,54ha/mục tiêu 300 - 500ha.
Giai đoạn 2019-2024, trồng thay thế 2.143,31ha cà phê già cỗi, kém năng suất, đạt 110% KH tỉnh và 110,8% KH huyện với kinh phí huyện hỗ trợ là 3.650,79 triệu đồng. Thay thế bằng các giống cà phê mới TRS1, TR4, TR9 cho năng suất cao. Hình thành và phát triển vùng nguyên liệu mía với diện tích 1.057ha; có 06 dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được UBND tỉnh đầu tư; đang thu hút các công ty, doanh nghiệp đầu tư xây dựng các dự án. Ngoài ra, còn có 28 trang trại nông nghiệp (4 trang trại tổng hợp và 24 trang trại trồng trọt) sản xuất các cây dược liệu, rau, nấm ăn và chăn nuôi bò, gà ứng dụng công nghệ cao kết hợp với sản xuất điện mặt trời.
Để thúc đẩy thực hiện Nghị quyết, huyện hỗ trợ 02 dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (dự án hình thành chuỗi liên kết sản xuất các sản phẩm từ cây dược liệu; Dự án xây dựng vùng liên kết trồng dâu, nuôi tằm công nghệ cao). Ngoài ra, còn kêu gọi các công ty, doanh nghiệp, HTX liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm: Hỗ trợ liên kết 100ha cây sầu riêng; 100ha cây mắc ca; 50ha cây nhãn; 110,7ha sản xuất hồ tiêu sạch; 1.995,6ha sản xuất cà phê sạch; 50ha ngô sinh khối; ngân sách nhà nước hỗ trợ 5.424,81 triệu đồng để mua phần giống, phân bón, vật tư nông nghiệp. Hồ tiêu Chư Sê được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00115 tại Quyết định số 6163/QĐ-SHTT ngày 27/12/2021. Nhãn hiệu Hồ tiêu Chư Sê được một số nước bảo hộ; 12 sản phẩm công nhận đạt 03 sao; 12 mã số vùng trồng xuất khẩu và 03 mã cơ sở đóng gói (chuối) xuất khẩu.
Qua triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/HU trên địa bàn huyện đã mang lại nhiều kết quả quan trọng, góp phần tăng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm và nâng cao thu nhập cho người dân. Nhờ áp dụng liên kết sản xuất nên đầu vào, đầu ra ổn định, không bị ép giá; việc sản xuất theo hướng tập trung chuyên canh, liên kết chuỗi giá trị, thúc đẩy hình thành chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với các hộ dân, từng bước khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ; góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện; đồng thời giải quyết việc làm, thu nhập ổn định, nâng cao kỹ thuật canh tác và tay nghề cho nông dân; thông qua liên kết sản xuất, người dân nắm kiến thức về trồng trọt, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, đáp ứng yêu cầu đầu ra cho sản phẩm. Mặt khác, thông qua việc áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, sử dụng hiệu quả nguồn vật tư đầu vào và nguồn tài nguyên nước, nhân lực; thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái. Từng bước phát triển và hình thành các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm gắn với hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm; giảm thiểu các phế phẩm có nguồn gốc hóa học trong canh tác, chế biến, bảo quản, góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng và xây dựng không gian xanh - sạch - đẹp.
Trong thời gian tới, huyện tiếp tục lựa chọn một số giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao, thị trường tiêu thụ ổn định để đầu tư phát triển, ứng dụng công nghệ cao theo hướng xã hội hóa các nguồn lực đầu tư. Kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư; phát huy vai trò của doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân trong đầu tư phát triển sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến, tiêu thụ và xây dựng thương hiệu sản phẩm cây trồng, vật nuôi. Tiếp tục kêu gọi phát triển, mở rộng diện tích đất canh tác nông nghiệp cùng một nhóm sản phẩm được sản xuất theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phát triển, ứng dụng cơ giới hóa chăn nuôi chuồng trại, hệ thống cung cấp thức ăn, nước uống trong trang trại chăn nuôi tập trung đạt, cơ giới hóa vệ sinh chuồng trại, xử lý chất thải chăn nuôi. Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Công Thuần

Other

Copyright © 2015 UBND huyện Chư Sê
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Đức Cường -  Chánh Văn phòng HĐND&UBND huyện Chư Sê
Địa chỉ: 761 Hùng Vương - Chư Sê
Điện thoại: (0269)3851781 - Fax: (0269)3851781 - Email:ubndchuse@gialai.gov.vn
Giấy phép số: 08/GP-TTĐT ngày 14 tháng 07 năm 2017 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai.
  Chung nhan Tin Nhiem Mang