Thông tin tuyên truyền > Vệ sinh an toàn thực phẩm

10 nguyên tắc vàng về vệ sinh ATTP.

26/09/2019
 
     Thực  phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người, nhưng cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
 
 
ảnh minh họa.
     Việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đặc biệt quan trọng trong chiến lược chăm sóc sức khỏe cho con người. An toàn thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, phát triển giống nòi, tăng cường nguồn lực con người, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế-xã hội và hỗ trợ đắc lực cho giảm nghèo ở mỗi địa phương. Do đó để bảo đảm sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng chúng ta cần tuân thủ 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm sau:
1. Chọn thực phẩm an toàn: Chọn thực phẩm tươi; rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên rửa sạch gọt vỏ trước khi ăn.
2. Nấu chín kỹ thức ăn: Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ bên trong khối thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.
3. Ăn ngay sau khi nấu: Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễ bị nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín: Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ nóng liên tục trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.
5. Nấu lại thức ăn thật kỹ: Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, phải được đun kỹ lại.
6. Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống: Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn.
7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn:Nếu tay cóvếtthương hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.
8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn:Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.
9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác: Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn... Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.
10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn: Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.
     Trên đây là 10 nguyên tắc giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, mọi người, mọi nhà hãy lưu ý để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình../.
BT: Mỹ Đức.
 
Default news teaser image
Gia Lai tăng cường công tác an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh

Ngày 02/6/2024, UBND tỉnh ban hành Công văn số 1225/UBND-KGVX chỉ đạo các sở, ban, ngành và đơn vị thuộc tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác an toàn vệ sinh thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh.   ​Theo đó, UBND tỉnnh yêu cầu Sở Y tế đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền về nguy cơ ngộ độc thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, nhất là tại các điểm, khu du lịch, nhà ăn tập thể của trường học, khu công nghiệp, thức ăn đường phố,... Thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố về ATTP, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn theo đúng quy định. Chỉ đạo Chi cục an toàn vệ...

Default news teaser image
Tăng cường công tác phòng chống ngộ độc do độc tố tự nhiên có trong cóc

Ngày 20/3/2024, Ban Chỉ đạo liên ngành về An toàn thực phẩm (BCĐLNATTP) tỉnh ban hành văn bản số 07/BCĐLNATTP chỉ đạo các đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh; Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác phòng chống ngộ độc do độc tố tự nhiên có trong cóc.   ​Văn bản nêu rõ, thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh thường xuyên xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên có sẵn trong thực phẩm, nổi cộm là ngộ độc thực phẩm do ăn thịt và nội tạng cóc. Trong 02 tháng đầu năm 2024, ghi nhận 02 vụ ngộ độc thực phẩm do ăn thịt và nội tạng cóc với 05 người ăn, 05 người mắc, 05 người đi viện, 02 người tử...

Default news teaser image
Ngộ độc thực phẩm có xu hướng gia tăng, Thủ tướng Chính phủ ra công điện chỉ đạo ngăn ngừa, xử lý

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 44/CĐ-TTg ngày 3/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm.     ​    Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các ngành chức năng tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm xảy ra tại thành phố Long Khánh.   Công điện gửi các Bộ trưởng: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.Công điện nêu: Trong thời gian qua, công tác quản lý an toàn thực phẩm, ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm đã được các...

Default news teaser image
tăng cường công tác an toàn vệ sinh thực phẩm

Ngày 02/6/2024, UBND tỉnh ban hành Công văn số 1225/UBND-KGVX chỉ đạo các sở, ban, ngành và đơn vị thuộc tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác an toàn vệ sinh thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh.   ​Theo đó, UBND tỉnnh yêu cầu Sở Y tế đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền về nguy cơ ngộ độc thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, nhất là tại các điểm, khu du lịch, nhà ăn tập thể của trường học, khu công nghiệp, thức ăn đường phố,... Thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố về ATTP, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn theo đúng quy định. Chỉ đạo Chi cục an toàn vệ...

Default news teaser image
Các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Việc áp dụng các nguyên tắc trong vệ sinh an toàn thực phẩm trong đời sống hàng ngày giúp tránh ngộ độc thực phẩm, phòng ngừa các bệnh tiêu hóa, đảm bảo sức khỏe tốt,....Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã đưa ra hướng dẫn gồm 10 nguyên tắc an toàn thực phẩm, đó là: Chọn thực phẩm an toàn; Nấu kỹ thức ăn; Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín; Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín; Đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn; Không để lẫn thực phẩm sống và chín; Luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ; Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ; Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các động vật khác; Sử dụng nguồn nước sạch.Ngộ độc thực phẩm...

Default news teaser image
10 NGUYÊN TẮC VÀNG VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng nếu thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thì lại có thể là nguồn gây bệnh. Thực phẩm có thể gây bệnh ở nhiều khâu từ sản xuất đến vận chuyển, bảo quản, chế biến, nấu ăn và cách ăn. Bữa ăn hợp lý, đảm bảo vệ sinh an toàn, mọi người trong gia đình chú ý thực hiện các điều đơn giản về vệ sinh an toàn thực phẩm nói trên để bữa ăn không là nguồn gây bệnh mà sẽ là nguồn sức khoẻ, nguồn vui và hạnh phúc hàng ngày ở các gia đình. Sau đây là 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm mà mỗi người, mỗi gia đình cần lưu ý: 1. Chọn thực phẩm tươi sạch - Với rau quả: chọn các loại rau, quả tươi, không bị dập nát...

Default news teaser image
5 nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

1. Ý nghĩa của đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Khi xã hội loài người càng phát triển thì nhu cầu về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của con người càng tăng cao ở cả mức độ quốc tế, quốc gia và vùng. Mỗi ngày có hàng ngàn người trên thế giới bị chết từ những bệnh do thực phẩm sinh ra mà có thể phòng tránh được. Bệnh do thực phẩm gây ra đang là vấn nạn ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Điều này làm quá tải hệ thống chăm sóc y tế. Đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là trẻ nhỏ, người già và người bệnh. Bệnh do thực phẩm gây ra còn ảnh hưởng đến nền kinh tế và phát triển của quốc gia và thương mại quốc tế.Thực phẩm có thể bị nhiễm bẩn ở bất kỳ thời điểm nào trước...

Default news teaser image
DUY TRÌ BỀN VỮNG KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH MỞ RỘNG QUY MÔ VỆ SINH VÀ NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN

UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 2910/KH-UBND, ngày 23/20/2023 về duy trì bền vững kết quả Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả, vay vốn WB.    Mục đích của kế hoạch nhằm duy trì bền vững kết quả thực hiện Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả, vay vốn WB để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, góp phần đảm bảo các địa phương phát triển bền vững. Mục tiêu cụ thể, gồm: Duy trì bền vững việc cấp nước sinh hoạt tại 12/12 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung, trong đó có 4/12 công trình cấp nước tập trung đạt các tiêu chí của cấp nước an toàn theo Thông tư số 23/2022/TT...

Default news teaser image
Tin tức Thông tin sức khỏe Sống khỏe Những loại dầu nấu ăn lành mạnh

Dầu ăn được coi là gia vị gần như không thể thiếu trong căn bếp, việc sử dụng dầu ăn sẽ giúp món ăn trở nên ngon miệng và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, ăn dầu ăn có tốt không và những loại dầu nấu ăn lành mạnh?1. Ăn dầu ăn có tốt không và cách sử dụng nào tốt nhất? Dầu ăn là thành phần chủ yếu trong nhiều món ăn và việc sử dụng dầu khi nấu ăn và chuẩn bị bữa ăn là một phần thiết yếu để làm cho bữa ăn được ngon. Dầu có thể là thành phần của một công thức rất tuyệt vời.Cho dù là bạn sử dụng dầu ăn cho món salad yêu thích, hay sử dụng để nấu các món ăn khác thì loại dầu mà bạn sử dụng có thể tạo ra sự khác biệt cho các món ăn.Mỗi loại dầu đều có mục đích của nó và việc chọn đúng...

Default news teaser image
GIA LAI NHÂN RỘNG MÔ HÌNH CHỢ AN TOÀN THỰC PHẨM

Sau một thời gian triển khai mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) theo tiêu chuẩn TCVN 11856:2017, chợ Phù Đổng và Thắng Lợi (TP. Pleiku) hoạt động khá hiệu quả, nhất là trong công tác quản lý, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, hàng hóa đảm bảo, góp phần bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng.   Hiệu quả thiết thựcTriển khai theo mô hình chợ thí điểm bảo đảm ATTP từ năm 2018, chợ Phù Đổng có quy mô chợ hạng 2 với 314 hộ kinh doanh, trong đó 149 hộ kinh doanh thực phẩm. Bà Đỗ Thị Hà (hộ kinh doanh thịt) chia sẻ: “Tôi buôn bán đã hơn 30 năm. Từ khi triển khai mô hình chợ ATTP đến nay, hoạt động mua bán ngày một đảm bảo. Khi vào chợ, các hộ kinh doanh...

 |<  < 1 2 3 4 5  >  >| 

Thông tin liên hệ:

  • Huyện Chư Sê - tỉnh Gia Lai
  • ubndchuse@gialai.gov.vn
  • (0269) 385 1781
  • Fax: 0269  385 1781

Thông tin bản quyền:

Bản quyền thuộc về UBND huyện Chư  Sê
Chịu trách nhiệm: Chủ tịch UBND xã
Địa chỉ: 761 Hùng Vương - huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai 
Giấy phép số: 08/GP-TTĐT ngày 14/7/2017 của Sở Thông tin và Truyền thông.