Tin tức > Nông thôn mới > BÌNH ĐẲNG GIỚI: QUYỀN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP DƯỚI GÓC ĐỘ BÌNH Đ

BÌNH ĐẲNG GIỚI: QUYỀN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP DƯỚI GÓC ĐỘ BÌNH ĐẲNG GIỚI.

02/04/2018

         Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ ởnước ta hiện nay, khi mà đa số nam giới và phụ nữ trẻ, khỏe, có trình độ học vấn đều đi tìm kiếm việc làm ở các thị trường lao động ngoài nông thôn, thì ở nông thôn, mặc dù đội ngũ lao động cơ bản là lao động nữ và với chất lượng không cao nhưng họ có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội nông thôn.


      * Điều này được thể hiện cụ thể ở những khía cạnh như sau:
       • Phụ nữ nông thôn đang là lực lượng đông đảo nhất trong cơ cấu dân cư và cơ cấu lao động nông thôn; lao động nữ có vị trí trung tâm và đóng vai trò quyết định trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, cộng đồng ở vùng nông thôn
        .• Phụ nữ nông thôn là người đảm nhiệm hầu như toàn bộ công việc nội trợ gia đình, nuôi con cái và chăm sóc người già, người ốm ở các gia đình; là người quản lý thực tế các nguồn lực gia đình, có vai trò quan trọng cùng với chồng quyết định các đầu tư, chi tiêu lớn trong sản xuất, kinh doanh, trong xây dựng nhà cửa và mua sắm các tiện nghi sinh hoạt đắt tiền của gia đình.
         • Phụ nữ nông thôn là lực lượng chủ yếu trong các lĩnh vực hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, tuyên truyền, lãnh đạo, quản lý cộng đồng. Đồng thời, người phụ nữ nông thôn vừa đóng vai trò xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực mới vừa là nguồn nhân lực trực tiếp tham gia vào quá trình biến đổi cơ cấu lao động, cơ cấu việc làm,cơ cấu ngành nghề và cơ cấu kinh tế - xã hội nông thôn.

            Thực trạng quyền của người phụ nữ nông thôn trong các hoạtđộng nông nghiệp dưới góc độ bình đẳng giới

           Xã hội nông thôn đang diễn ra quá trình biến đổi mạnh mẽ và phụ nữ nông thôn- chủ thể chính của nông thôn đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Họ hoạt động ở mọi ngành nghề kể cả những ngành nghề nặng nhọc và đọc hại nhất. Phụ nữ nông thôn Việt Nam là một trong hai chủ thể kinh tế quan trọng nhất mạng lại thu nhập cho các hộ gia đình.  
           Thứ nhất, trong sản xuất nông nghiệp, người phụ nữ nông thôn tham giangày càng nhiều hơn nam giới. Hiện nay, vai trò của người phụ nữ ở nông thôn càng trở nên quan trọng hơn trong quá trình chuyển đổi kinh tế với sự tham gia của lao động nữ vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng trong khi lao động nam giảm dần. Vì tình chất của công việc theo mùa vụ nên trong thời gian nông nhàn, nhiều phụ nữ đã phải lên thành phố để kiếm việc làm và nguy cơ phải đối mặt với rất nhiều thách thức: tệ nạn xã hội, bị bóc lột sức lao động, trở thành nô lệ tình dục….Hơn thế nữa, lao động nữ ở nông thôn thường phải làm việc với thời gian lao động kéo dài, cường độ lao động cao, môi trường lao động nhiều ô nhiễm, môi trường văn hóa thấp kém... nhưng nhìn chung thu nhập của họ thường thấp, không ổn định, bị phân biệt đối xử, chịu nhiều áp lực và thường không được bảo hiểm. Bên cạnh đó, trong điều kiện mở cửa và hội nhập,do tính chất thường phải gắn liền với gia đình của lao động nữ nông thôn nên họ đã bỏ lỡ nhiều cơ hội và thời cơ để tìm kiếm việc làm.
            Thứ hai, phụ nữ cũng hạn chế hơn so với nam giới trong việc tiếp cận nguồn lực, nguồn vốn và thị trường trong hoạt động nông-lâm- ngư nghiệp ở nông thôn. Ở nước ta nhất là các vùng nông thôn, điều kiện thuận lợi về khí hậu và đất đai thích hợp cho việc trồng trọt, nuôi thủy sản; vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia luôn nhấn mạnh tới sự phát triển của khoa học kĩ thuật, các buổi huấn luyện về kĩ thuật chăn nuôi trồng trọt, nuôi thủy hải sản rất được nhiều người quan tâm. Sở dĩ như vậy là do việc tiếp cận các nguồn lực thông tin kinh tế, kĩ thuật sẽ giúp cho công việc, kế sinh nhai phát triển, tăng sản lượng, nâng cao đời sống của người dân

            Thế nhưng, thực tế hiện nay nam giới lại là đối tượng chủ yếu tham gia vào các lớp tập huấn kĩ thuật, trồng trọt, trồng cây lương thực, thực phẩm, nuôi trồng thủy sản.
            Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này xuất phát từ những định kiến giới tồn tậi rất lâu trong tiềm thức của con người rằng: nam giới là chủ sự gia đình nên thường đưa ra những quyết định về các vấn đề sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp, vì thế việc tham gia các tổ chức, buổi tập huấn ở địa phương giúp họ không chỉ hợp tác làm ăn mà còn nắm bắt thông tin, kĩ thuật và hiểu biết về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Cùng với đó,nam giới ở nông thôn vẫn mang nặng quan điểm gia trưởng trong gia đình. Vì vậy, họ chủ yếu là chủ hộ gia đình có quyền hành hơn trong việc sử dụng đất, sử dụng vốn vay ngân hàng, sử dụng và định đoạt các tư liệu sản xuất và tiêu dùng. Trong khi đó, người phụ nữ nông thôn phải gánh vác công việc gia đình, đồng áng,chăm sóc và nuôi dạy con cái nên không có thời gian tham gia vào các công việc kinh tế, các buổi tập huấn ở địa phương. Chính vì có nền tảng vững chắc là người phụ nữ, nên người đàn ông có điều kiện tiếp cận các nguồn lực kinh tế phát triển kinh tế gia đình.
Nguyên nhân của thực trạng trên
          Một là, người phụ nữ nông thôn có trình độ văn hóa thấp và sự hiểu biết xã hội còn hạn chế. Đa phần lao động nữ trongcác hoạt động nông-lâm-ngư nghiệp là các lao động phổ thông, làm việc theo kinh nghiệm là chính. Do khoảng cách về giới nên phần lớn phụ nữ vẫn chưa có nhiều cơ hội tham gia các chương trình huấn luyện về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Hiện tượng “nam học, nữ làm” này đã khá phổ biến ở các vùng nông thôn. Thực tế, đa phần người phụ nữ ở nông thôn không được tiếp thu với trình độ khoa học kĩ thuật hiện đại nên chủ yếu hoạt động sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp bằng kinh nghiệm truyền thồng. Do đó, mặc dù phải làm việc với tần suất lao động cao, vất vả nhưng năng suất cây trồng, vật nuôi, thủy sản vẫn còn ở mức thấp, dễ gặp rủi ro
          Hai là, sức khỏe của lao động nữ ở nông thôn kém do cùng một lúc một đóng nhiều vai trò, nhất là vai trò thay thế nam giới hầu như trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội nông thôn.Sức khỏe của người phụ nữ nông thôn phải thường xuyên đối mặt với những hóa chất độc hại trong sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp. Môi trường sản xuất nông nghiệp ô nhiểm do sử dụng nhiều hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật Hơn thế nữa, người phụ nữ ở nông thôn bên cạnh việc phải làm việc vất vả để gánh vác thêm kinh tế gia đình còn phải thực hiện thiên chức làm mẹ, làm vợ, lo toan gánh vác quá nhiều công việc trong gia đình khiến họ không có thời gian nghỉ ngơi để hồi phục

           Ba là, người phụ nữ cũng bị hạn chế hơn do với nam giới trong việc tiếp cận, sử dụng và kiểm soát nguồn lực.
Để khắc phục những thách thức nêu trên là cả một quá trình nan giải, lâu dài bởi những thách thức này về cơ bản xuất phát một cách khách quan cùng với sự vận động và biến đổi sâu sắc của nông thôn thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, trước mắt để hạn chế phần nào những khó khăn, cản trở đối với người phụ nữ nông thôn và góp phần tạo ra những cơ hội phát triển mới cho họ trong tương lai, cần thực hiện một số giải pháp sau: 
           1. Có chính sách nâng cao trình độ dân trí nói chung, trình độ văn hóa, chuyên môn kĩ thuật và hiểu biết xã hội của người phụ nữ nông thôn.
           2. Chăm lo sức khỏe và an sinh xã hội cho phụ nữ nông thôn
Hiện nay, phụ nữ nông thôn chịu nhiều thiệt thòi về sức khỏe. Do đời sống gia đình còn nghèo, người phụ nữ nông thôn thường phải lao động rất vất vả, các hoạt động nông-lâm-ngư nghiệp cùng với việc chăm lo cho gia đình dường như đã vắt kiệt sức lao động của họ làm cho người phụ nữ không có thời gian nghỉ ngơi để tái tạo lại sức lao động của mình. Chính vì vậy, cần phải thực hiện các giải pháp để nâng cao sức khỏe cho lao động nữ ở nông thôn như:
             Thứ nhất, cải thiện môi trường lao động và sinh hoạt ở nông thôn.
           Thứ hai, nam giới cũng cần phải san sẻ bớt các công việc gia đình với người phụ nữ nông thôn để họ có thêm thời gian nghỉ ngơi, tái tạo lại sức khỏe của mình.
             3. Tạo điều kiện cho người phụ nữ nông thôn tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực
          Trên đây là một số vấn đề về quyền của người phụ nữ ở nông thôn trong các hoạt động nông nghiệp dưới góc độ bình đẳng giới. Từ những thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện nêu trên chúng ta có thể hy vọng về một tương lai không xa quyền của người phụ nữ ở nông thôn trong cá hoạt động nông nghiệp được đảm bảo và hướng đến một xã hội bình đẳng thực chất. 
 
                                      Lê Thị Hồng liên

Thông tin liên hệ:

  • Huyện Chư Sê - tỉnh Gia Lai
  • ubndchuse@gialai.gov.vn
  • (0269) 385 1781
  • Fax: 0269  385 1781

Thông tin bản quyền:

Bản quyền thuộc về UBND huyện Chư  Sê
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Văn Đương - Chánh văn phòng HĐND&UBND huyện Chư Sê
Địa chỉ: 761 Hùng Vương - huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai 
Giấy phép số: 08/GP-TTĐT ngày 14/7/2017 của Sở Thông tin và Truyền thông.