Tin tức > Kinh tế - Văn hóa - Xã hội > IỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN CHƯ SÊ

IỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN CHƯ SÊ

12/05/2020

  Huyện Chư Sê là một huyện miền núi phía Nam tỉnh Gia Lai, có tổng diện tích tự nhiên 64.269ha; là vùng đất có vị trí địa lý quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, văn hóa và quốc phòng-an ninh. Huyện Chư Sê có 15 đơn vị hành chính (01 trị trấn và 14 xã, với 126 thôn, làng, tổ dân phố). Năm 2019, dân số trên địa bàn huyện 30.026 hộ, với 121.965 khẩu, có 19 dân tộc cùng sinh sống, trong đó chủ yếu kinh, Bahnar, Jrai.

Một góc nhìn ruộng bậc thang làng Greo Pết, xã Dun. Ảnh: Công Thuần
     Với điều kiện địa lý của vùng cao nguyên khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm, cùng với sự đa dạng về địa hình, thiên nhiên ban tặng cho Chư Sê nhiều thắng cảnh đẹp như: Thác Đá, Thác Bà làng Á, Ia Hlốp; đập Ia Ring Chư Pơng, Ia Tiêm; Hồ Ayun Hạ…Đặc biệt là thác Phú Cường xã Ia Pal cách trung tâm huyện 07 km về phía Bắc với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng.
     Chư Sê có bề dày lịch sử với nền văn hóa cổ xưa mang bản sắc độc đáo của đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar thể hiện qua kiến trúc nhà rông, nhà sàn, nhà mồ, trang phục, nhạc cụ và nhiều hội truyền thống đặc sắc như: Lễ Pơ thi (Bỏ mả), lễ hội đâm trâu, mừng lúa mới…là vùng đất còn lưu giữ nhiều giá trị đặc sắc, độc đáo của nghệ thuật và di sản Cồng chiêng Tây Nguyên - “Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể nhân loại”.
     Là nơi có Quốc lộ 14 và 25 thuận lợi cho giao thông qua lại, trao đổi hàng hóa giữa địa phương với các tỉnh lận cận. Kết cấu hạn tầng phát triển, nhiều nhà đầu tư quan tâm, có nhiều dự án đăng ký xây dựng. Với lợi thế về điều kiện, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, Chư Sê có thể phát triển được nhiều loại hình du lịch đặc thù như: Sinh thái, tham quan, dã ngoại, nghỉ dưỡng, thể thao, văn hóa-lịch sử.
     Tuy nhiên, du lịch Chư Sê phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và kỳ vọng của xã hội. Du khách chỉ biết đến Chư Sê với điểm du lịch đó là thác Phú Cường; sản phẩm du lịch còn nghèo nàn chưa thật sự thu hút khách du lịch.
     Trong thời gian đến, nhất là năm 2020 huyện Chư Sê xác định một số mục tiêu, giải pháp như:
     Đẩy mạnh công tác đầu tư vào lĩnh vực du lịch, tạo cơ chế thông thoáng cho thu hút đầu tư du lịch, hoàn thiện công tác quy hoạch du lịch làm cơ sở thu hút đầu tư và các dự án khu, điểm du lịch; củng cố, chỉnh trang các điểm du lịch hiện có; duy trì và nâng cao chất lượng tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch của huyện; tuyên truyền, quảng bá và nâng cao nhận thức về công tác du lịch; nâng cao nguồn nhân lực du lịch.
Năm 2020 dự kiến thu hút khoảng 7.000 lượt khách đến với Chư Sê, chủ yếu là khách nội địa, trong dịp tổ chức các lễ hội, thu hút khách nghỉ cuối tuần trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các điểm, khu du lịch, sớm hoàn thành và hoàn thiện sản phẩm cụ thể để đưa vào khai thác, ưu tiên các dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng phát triển du lịch như: Dự án đường giao thông từ xã Hbông và hồ Ayun Hạ; đẩy nhanh tiến độ dự án tại khu vực sinh thái thác Phú Cường; nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân các dân tộc trong huyện thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự, góp phần tạo môi trường thân thiện tại các điểm đến và xác định 04 dự án như:
     1-Khai thác du lịch văn hóa trên cơ sở phát huy các giá trị của di sản phi vật thể Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, từng bước xây dựng làng Greo Pết xã Dun; làng Tào Roong, xã Ia Pal; làng Hăng Ring thị trấn Chư Sê thành điểm du lịch cộng đồng.
     2-Khu du lịch sinh thái thác Phú Cường địa điểm tại xã Dun, Ia Pal với nhiều hoạt động vui chơi giải trí phù hợp với điều kiện tự nhiên và địa hình leo  núi, vượt suối, nghỉ dưỡng và các hạng mục khác đáp ứng dịch vụ của toàn khu du lịch.
     3-Công viên Văn hóa Kpă Klơng và Công viên Văn hóa Phạm Văn Đồng: tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu tham quan cho người dân địa phương và khách du lịch.
     4-Du lịch sinh thái hồ Ayun Hạ, xã Hbông: Hồ Ayun Hạ là hồ nước nhân tạo, hình thành khi dòng sông Ayun được chặn lại đầu năm 1994 để khởi công xây dựng công trình thủy lợi Ayun Hạ nhằm cung cấp nước tưới cho 13.500ha lúa nước, ngoài ra hồ còn cung cấp thủy năng lớn ở khu vực đập chính và cửa cấp nước của hồ nằm trên địa bàn xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện. Vùng ngập chính của hồ thuộc địa phận xã Hbông, huyện Chư Sê, với diện tích 37km2, chiều dài hồ 25km. với diện tích mặt nước lớn, khu vực lòng hồ có phong ảnh đẹp rất thích hợp với loại hình du lịch nghỉ dưỡng, ngắm cảnh, dã ngoại, nhà hàng nổi, các môn dưới nước như đua thuyền, thuyền rồng…
Trong thời gian đến, huyện Chư Sê huy động tối đa mọi nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, kêu gọi các doanh nghiệp khảo sát, đầu tư. Tận dụng hiệu quả nguồn vốn trung ương, tỉnh, chú trọng, ưu tiên, dành kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng cho các điểm, khu quy hoạch phát triển du lịch của huyện.
Công Thuần.

Thông tin liên hệ:

  • Huyện Chư Sê - tỉnh Gia Lai
  • ubndchuse@gialai.gov.vn
  • (0269) 385 1781
  • Fax: 0269  385 1781

Thông tin bản quyền:

Bản quyền thuộc về UBND huyện Chư  Sê
Chịu trách nhiệm: Ông Trần Văn Lam - Chánh văn phòng HĐND&UBND huyện Chư Sê
Địa chỉ: 761 Hùng Vương - huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai 
Giấy phép số: 08/GP-TTĐT ngày 14/7/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông.