Tin tức > Nông thôn mới > CHƯ PƠNG HOÀN THÀNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

CHƯ PƠNG HOÀN THÀNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

04/01/2018

Xã Chư Pơng là xã vùng 2 nằm cách trung tâm huyện 14 km về phía Bắc, xã có 09 thôn, làng, với 1.022 hộ, 4.080 khẩu, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 78%. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Huyện ủy, UBND huyện, sự phối hợp của các cơ quan, ban, ngành của huyện, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự điều hành của UBND xã, sự giám sát của HĐND, Mặt trận-các đoàn thể, sự nổ lực của các cơ quan, ban, ngành và nhân dân các dân tộc trong xã chung tay xây dựng nông thôn mới. Sau 07 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), bộ mặt nông thôn xã Chư Pơng có nhiều thay đổi, cơ sở hạ tầng được nâng cấp; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên.

Thực hiện Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 04 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 250/QĐ-UBND ngày 23/3/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc ban hành Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới giai đoạn 2017-2020 thực hiện trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Quyết định số 392/QĐ-UBND ngày 15/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc ban hành hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới giai đoạn 2017-2020 thực hiện trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Sau 07 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), bộ mặt nông thôn xã Chư Pơng có nhiều thay đổi, cơ sở hạ tầng được nâng cấp; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên và đạt được những kết quả nổi bật:
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo Đảng ủy, UBND xã Chư Pơng đã ban hành xây dựng Đề án, Kế hoạch thực hiện các tiêu chí nông thôn mới; tiến hành điều chỉnh Đề án; kiện toàn Ban Chỉ đạo do đồng chí Bí thư Đảng ủy làm Trưởng ban, Ban Quản lý do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, Ban phát triển ở mỗi thôn, làng. Ban chỉ đạo, ban quản lý, ban giám sát và các ban phát triển thôn, làng với chức năng nhiệm vụ của mình, hàng tháng, hàng quý xây dựng chương trình kế hoạch cụ thể để thực hiện tiêu chí; chủ động điều hành và giám sát chương trình kế hoạch đã đề ra. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng ngành phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và chức năng của từng ngành. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về các chủ trương, chính sách và cách thức tiến hành xây dựng nông thôn đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân biết về mục đích, nội dung, tư tưởng chỉ đạo, cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng NTM. Các tổ chức chính trị - xã hội của xã tổ chức tuyên truyền lồng ghép trong các hội nghị của mặt trận-các đoàn thể về xây dựng NTM cho các đoàn viên, hội viên tổ chức mình. Qua đó, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân nắm được nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng NTM, từ đó có những cách làm hay, phương pháp hiệu quả, thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Công tác quy hoạch được tiến hành và điều chỉnh phù hợp; hạ tầng kinh tế-xã hội điện, đường, trường, trạm, các thiết chế văn hóa được đầu tư; kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người cuối năm 2017 đạt 31,28 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,85%; tỷ lệ lao động có việc làm đạt 90%/số dân trong độ tuổi lao động; xã có HTX hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012, có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững; tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo đạt 27,67%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 97,48%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi còn 20%; nông thôn được đầu tư, phát triển theo quy hoạch, kết cấu hạ tầng cơ sở được quan tâm đầu tư, đường được nhựa hoá hoặc bê tông hoá, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm; môi trường được cải thiện, nhân dân được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định; trình độ dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy, xã có 9/9 thôn, làng có nhà văn hoá. Các thôn, làng có sân thể thao để giao lưu bóng đá, bóng chuyền. Nhà văn hóa xã và các thôn, làng được trang bị đáp ứng nhu cầu sinh hoạt,  hội họp của nhân dân; quốc phòng an ninh được giữ vững; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên được nâng lên. Số cán bộ công chức xã đạt chuẩn theo quy định.
 Chính chương trình xây dựng NTM, đã tạo phong trào thi đua, nhân dân rất phấn khởi, tin tưởng và tích cực hưởng ứng tham gia phong trào; trách nhiệm của nhân dân được nâng lên; bộ mặt một số thôn, làng, xã từng bước thay đổi rõ nét; được nhân dân hài lòng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt xã đạt 19/19 tiêu chí.
Đạt được chương trình xây dựng nông thôn mới, xã đã huy động mọi nguồn nguồn lực, với tổng kinh phí 45.388,21 triệu đồng, trong đó: Ngân sách nhà nước 11.518 triệu đồng, chiếm 25,4%; vốn vay tín dụng 31.260 triệu đồng, chiếm 69,0%; Doanh nghiệp 938,70  triệu đồng, chiếm 2,1 %; nhân dân đóng góp 1.601,41 triệu đồng, chiếm 3,4%; nguồn vốn khác 20 triệu đồng, chiếm 0,1% và không nợ kinh phí trong thực hiện chương trình.
Bên cạnh những kết quả đạt được còn một số khó khăn, hạn chế: Nhận thức của một bộ phận nhân dân về xây dựng NTM chưa đầy đủ; công tác tuyên truyền, vận động chưa thường xuyên, hình thức tuyên truyền chưa phong phú. Phong trào xây dựng NTM ở một số thôn, làng chưa sôi nổi, nguồn vốn đầu tư còn hạn chế; Việc huy động nguồn lực cho xây dựng NTM còn gặp nhiều khó khăn; vốn huy động trong dân rất hạn chế; huy động Doanh nghiệp không nhiều.
Để giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới trong thời gian tới, Ban chỉ đạo xây dựng NTM xã tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, phát huy sự tích cực chủ động của nhân dân và sự quan tâm của toàn xã hội tham gia. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với địa phương; xây dựng kế hoạch duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu; phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo việc làm, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, đảm bảo sự tăng trưởng, phát triển bền vững và thực hiện có hiệu quả 04 bài học kinh nghiệm được rút ra như sau:
Thứ nhất: Phải làm tốt công tác tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao nhận thức về xây dựng NTM, coi đây là chương trình phát triển kinh tế - xã hội tổng thể, toàn diện, lâu dài trong nông thôn, không phải là một dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; Xây dựng NTM phải do cộng đồng dân cư làm chủ, người dân phải là chủ, làm chủ; huy động nội lực là chính với sự hỗ trợ một phần của Nhà nước thì công cuộc xây dựng NTM mới thành công và bền vững.
Thứ hai: Phải coi trọng công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt ở các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở.
 Thứ ba: Xây dựng NTM cấp xã phải có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của xã, tránh rập khuôn, máy móc.
Thứ tư: Cần có sự tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục, đồng bộ và huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Ban Chỉ đạo xây dựng NTM phải xây dựng chương trình và quy chế làm việc, phải phân công mỗi cá nhân, tập thể chịu trách nhiệm một loại việc và địa bàn cụ thể, tăng cường kiểm tra, sơ kết, tổng kết, thúc đẩy thực hiện chương trình. Ban Chỉ đạo phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ đã giao đối với từng thành viên và các tổ chức đoàn thể.
Công Thuần.
 
             
 
 

Thông tin liên hệ:

  • Huyện Chư Sê - tỉnh Gia Lai
  • ubndchuse@gialai.gov.vn
  • (0269) 385 1781
  • Fax: 0269  385 1781

Thông tin bản quyền:

Bản quyền thuộc về UBND huyện Chư  Sê
Chịu trách nhiệm: Ông Trần Văn Lam - Chánh văn phòng HĐND&UBND huyện Chư Sê
Địa chỉ: 761 Hùng Vương - huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai 
Giấy phép số: 08/GP-TTĐT ngày 14/7/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông.