Tự hào thay người lính Bác Hồ

Ngày 22/12/2019, tròn 75 năm ngày ra đời của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. 75 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà trực tiếp là Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, Quân đội nhân dân Việt Nam hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao phó; thực hiện tốt 3 chức năng “Chiến đấu, công tác và sản xuất”, bảo vệ vững chắc, toàn vẹn Tổ quốc, được Đảng tín nhiệm, nhân dân tin tưởng, xứng đáng là quân đội của dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu.
Sự lớn mạnh, trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam gắn liền và đồng hành với sự phát triển của lịch sử đất nước. Kể từ ngày đầu tiên thành lập với tên gọi “Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” giữa Chiến khu Việt Bắc với 34 chiến sĩ quần nâu áo vải, vũ khí là cuốc xẻng, gậy, gộc, mác, giáo, gươm, lê; Quân đội nhân dân Việt Nam đã hoàn thành sứ mệnh cao cả, xứng đáng với tên gọi “Bộ đội Cụ Hồ”, “Bộ đội của dân”.






Những người lính Bác Hồ Quân đoàn 5 trong buổi thi kéo co
chào mừng ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22-12. Ảnh: Mai Thắng.



 
Mặc dù Tổ quốc ta đã lặng im tiếng súng và đang trên đường phát triển toàn diện, sánh vai cùng các cường quốc 5 châu trên thế giới, nền kinh tế tăng trưởng, đất nước phồn thịnh, song, hơn 93 triệu người dân đất Việt không bao giờ quên những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến trường chinh của dân tộc. Các anh đã quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Xương cốt các anh vùi chôn trong lòng đất để màu xanh hòa bình mãi mãi. Quên sao được Phan Đình Giót đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Bế Văn Đàn hy sinh thân mình làm giá súng, Tô Vĩnh Diện chẳng tiếc tuổi xanh chèn pháo bằng cả thân mình trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Quên sao được những người lính trong đoàn quân Tây Tiến đã hăng hái “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”, để rồi “áo bào thay chiếu anh về đất”. Quên sao được hàng ngàn người lính trở về sau những ngày “nằm gai nếm mật” trên chiến trường khói lửa, dù thân mình chỉ còn một nửa, vẫn tiếc nuối một thời hoa lửa…
Tiếp nối thế hệ những người lính Cụ Hồ thuở trước, hàng ngàn, hàng vạn thanh niên vẫn hăng hái lên đường nhập ngũ. Sau ba tháng quân trường, họ “tỏa” đi biên giới, ra Trường Sa xa xôi với một quyết tâm chí khí đời trai “đi để bảo vệ Tổ quốc”, “đi cho thỏa chí đời trai”.
Nghĩ tưởng người lính thời bình không có những mất mát hy sinh, song biên cương gian khổ, kẻ thù rình rập; biển xa sóng gió, thiên tai bất thường; máu vẫn đổ trên biên thùy xa ấy, máu vẫn hòa vào lòng biển mẹ.
Không để cướp đảo thân yêu, trước họng súng quân thù, Trung úy Trần Văn Phương đã hô vang: “Hãy kiên quyết bảo vệ đảo. Hãy để máu của mình nhuộm đỏ lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân”. Trước lúc ngã vào lòng biển, Trung úy, Chính trị viên Nguyễn Hữu Quảng đã nhường mảnh lương khô cuối cùng cho đồng đội. “Sống cao đẹp là cống hiến vì Tổ quốc”, đó là lý tưởng của liệt sĩ - Đại úy Dương Văn Bắc được cán bộ chiến sĩ Nhà giàn DK1 noi gương và học tập.
Không ai muốn cuốn sổ truyền thống của Nhà giàn DK1 thêm trang mới, chẳng ai mong những người lính Trường Sa ngã xuống rạn đá san hô, để máu đào của các anh hòa vào sóng biển; lịch sử cũng không muốn nhắc lại quá khứ đau thương trong trận hải quân Trung Quốc tàn sát 64 người con bất tử nằm lại đảo đá Gạc Ma, song trong dặm dài trường chinh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự hy sinh mất mát là điều không tránh khỏi. Đó là sự hy sinh kiêu hãnh của người lính thời bình, vì dân xả thân, vì biển đảo hy sinh, vì Tổ quốc quên mình.
Sự hy sinh của người lính hôm nay, chính là viết tiếp bài ca giữ nước của những người đi trước. Bài ca ấy đang chảy trong tim những người lính trẻ. Bài ca ấy không bao giờ tắt, bởi nó được thắp sáng từ sự hy sinh anh dũng kiên cường của cha ông được truyền từ thế hệ này, sang thế hệ khác.
Quân đội thời bình có nhiều thuận lợi, nhưng cũng đang đứng trước muôn vàn khó khăn thách thức, người lính Cụ Hồ thời bình tuy “nhàn” hơn so với lính thời chiến trận, nhưng cũng đầy vất vả gian lao; đất nước hòa bình, nhưng không phải đã lặng im tiếng súng. Trước mưu đồ thôn tính của nước ngoài độc chiếm Biển Đông, trước tình hình an ninh trên biển bị đe dọa, những người lính Trường Sa, DK1, cảnh sát biển và cả “những người lính không quân hàm” kiểm ngư lại bước vào cuộc chiến đấu mới. Đó là cuộc chiến đấu không có tiếng súng, đọ sức; chỉ có sự đấu tranh chính nghĩa và công lý, vì hòa bình, bình yên của biển đảo. Những người chiến sĩ ấy đang thầm lặng hy sinh, mang trong tim tình yêu Tổ quốc, mang trên vai tình yêu đất nước, mang danh dự của người lính Cụ Hồ.
               
Mai Thắng
Hành trình từ Chỉ thị 06 đến Chỉ thị 05 về học và làm theo Bác
Hành trình từ Chỉ thị 06 đến Chỉ thị 05 về học và làm theo Bác

(TG) - Kinh nghiệm lịch sử cũng chỉ ra rằng, lúc nào chúng ta thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, học tập và làm theo Bác một cách đúng đắn, thực chất thì chúng ta thành công. Điều này đúng ngay cả trong việc thực hiện các chỉ thị - từ Chỉ thị 06, Chỉ thị 03 đến Chỉ thị 05.

Chuẩn mực đạo đức của Đảng trong xây dựng Đảng về đạo đức hiện nay
Chuẩn mực đạo đức của Đảng trong xây dựng Đảng về đạo đức hiện nay

Hơn lúc nào hết, hiện nay, cần tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng để lãnh đạo đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ và hội nhập quốc tế, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Đề cương tuyên truyền và sinh hoạt chính trị tư tưởng kỷ niệm 100 n...
Đề cương tuyên truyền và sinh hoạt chính trị tư tưởng kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga

I. KHÁI QUÁT HOÀN CẢNH, DIỄN BIẾN VÀ Ý NGHĨA CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA 1. Hoàn cảnh, diễn biến           - Sau cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai 1917, ở Nga tồn tại tình trạng hai chính quyền song song, một bên là Chính phủ lâm thời tư sản và một bên là Xô-viết các đại biểu công nhân và binh sĩ, đứng đầu là Xô-viết Pê-tơ-rô-grát. Trước tình hình đó, V.I.Lênin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. - Tháng 4-1917, V.I.Lênin về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Nga. - Đêm 24-10-1917 theo lịch cũ nước Nga (tức đêm 6-11-1917), khởi nghĩa vũ trang nổ ra ở Thủ đô...

Default news teaser image
Kỷ niệm 72 năm Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2017)

I. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam1. Bối cảnh lịch sử và diễn biến Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn cuối. Hồng quân Xô Viết liên tiếp giành thắng lợi quyết định trên chiến trường châu Âu, giải phóng một loạt nước và tiến thẳng vào sào huyệt phát xít Đức tại Béc-lin. Ngày 9-5-1945, phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Ngày 8-8-1945, Hồng quân Liên Xô tiến công như vũ bão vào quân đội Nhật. Ngày 14-8-1945, phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. Theo thỏa thuận của các nước Đồng minh, sau khi phát xít Nhật đầu hàng, quân đội Anh và Tưởng sẽ...

Tổ chức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức các cơ quan, ba...
Tổ chức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và lực lượng vũ trang huyện học tập và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa XII)

Thực hiện Kế hoạch số 53-KH/HU ngày 06 tháng 7 năm 2017 của Ban Thường vụ Huyện ủy, học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII). Trong thời gian từ ngày 01-04/8/2017, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Chư Sê phối hợp Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện tổ chức 04 lớp học tập, quán triệt tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) dành cho lực lượng vũ trang và cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện.

Default news teaser image
Lịch sử và ý nghĩa Ngày truyền thống Ngành Tuyên giáo (01/8/1930 - 01/8/2017)

1. Lịch sử Ngày truyền thống Ngành Tuyên giáo của Đảng Lịch sử Ngày truyền thống Ngành Tuyên giáo của Đảng gắn liền với quá trình ra đi tìm đường cứu nước và truyền bá con đường cứu nước vào Việt Nam của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Ngày 5-6-1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước. Vượt qua sự hạn chế về tư tưởng cứu nước của các sĩ phu yêu nước và các nhà cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, mà sự kiện có ý nghĩa quyết định chính là khi Người đọc được của Lênin đăng toàn văn trên báo ngày 16 và 17-7-1920. Từ đó, Người ra sức truyền bá con đường cứu nước vào Việt Nam.

Default news teaser image
KẾ HOẠCH tổ chức “Cuộc thi tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2017 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

A- Mục đích, yêu cầu1- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về mục đích, ý nghĩa, giá trị thiết thực của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tạo thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh.2- Công tác chuẩn bị cần chu đáo; tổ chức Cuộc thi phải đảm bảo mục đích, ý nghĩa, có sức thuyết phục; tránh phô...

Default news teaser image
CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ PHÒNG, CHỐNG SUY THOÁI TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG, “TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỀN HÓA” TRONG NỘI BỘ (Tài liệu chuyên đề năm 2017)

Phần thứ nhấtQuan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tư diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ    Trong các tác phẩm của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần đề cập đến những tiêu cực nảy sinh trong nội bộ Đảng, chính quyền và trong xã hội. Người không dùng trực tiếp các khái niệm “suy thoái” tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, nhưng đã đề cập đến rất nhiều căn bệnh khác nhau thể hiện sự suy thoái đó.1. Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về suy thoái tư tưởng chính trị Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ những dấu hiệu suy thoái về tư...

Default news teaser image
KẾ HOẠCH sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của Ban Thường vụ Huyện ủy

Thực hiện Kế hoạch số 60-KH/TU, ngày 28/3/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) và Kế hoạch số 27-KH/HU, ngày 13 tháng 10 năm 2016 của Ban Thường vụ Huyện ủy về thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 03-KH/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Kế hoạch số 28-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng Kế hoạch sơ kết 01 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:

Default news teaser image
Chỉ thị của Chính phủ về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong các Hồ Chí Minh

Chỉ thị của Chính phủ về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong các Hồ Chí Minh. VUI LÒNG TẢI TẠI ĐÂY!

 |<  < 1 2  >  >| 

Thông tin liên hệ:

  • Huyện Chư Sê - tỉnh Gia Lai
  • ubndchuse@gialai.gov.vn
  • (0269) 385 1781
  • Fax: 0269  385 1781

Thông tin bản quyền:

Bản quyền thuộc về UBND huyện Chư  Sê
Chịu trách nhiệm: Ông Trần Văn Lam - Chánh văn phòng HĐND&UBND huyện Chư Sê
Địa chỉ: 761 Hùng Vương - huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai 
Giấy phép số: 08/GP-TTĐT ngày 14/7/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông.