Tự hào thay người lính Bác Hồ

Ngày 22/12/2019, tròn 75 năm ngày ra đời của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. 75 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà trực tiếp là Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, Quân đội nhân dân Việt Nam hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao phó; thực hiện tốt 3 chức năng “Chiến đấu, công tác và sản xuất”, bảo vệ vững chắc, toàn vẹn Tổ quốc, được Đảng tín nhiệm, nhân dân tin tưởng, xứng đáng là quân đội của dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu.
Sự lớn mạnh, trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam gắn liền và đồng hành với sự phát triển của lịch sử đất nước. Kể từ ngày đầu tiên thành lập với tên gọi “Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” giữa Chiến khu Việt Bắc với 34 chiến sĩ quần nâu áo vải, vũ khí là cuốc xẻng, gậy, gộc, mác, giáo, gươm, lê; Quân đội nhân dân Việt Nam đã hoàn thành sứ mệnh cao cả, xứng đáng với tên gọi “Bộ đội Cụ Hồ”, “Bộ đội của dân”.






Những người lính Bác Hồ Quân đoàn 5 trong buổi thi kéo co
chào mừng ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22-12. Ảnh: Mai Thắng.



 
Mặc dù Tổ quốc ta đã lặng im tiếng súng và đang trên đường phát triển toàn diện, sánh vai cùng các cường quốc 5 châu trên thế giới, nền kinh tế tăng trưởng, đất nước phồn thịnh, song, hơn 93 triệu người dân đất Việt không bao giờ quên những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến trường chinh của dân tộc. Các anh đã quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Xương cốt các anh vùi chôn trong lòng đất để màu xanh hòa bình mãi mãi. Quên sao được Phan Đình Giót đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Bế Văn Đàn hy sinh thân mình làm giá súng, Tô Vĩnh Diện chẳng tiếc tuổi xanh chèn pháo bằng cả thân mình trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Quên sao được những người lính trong đoàn quân Tây Tiến đã hăng hái “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”, để rồi “áo bào thay chiếu anh về đất”. Quên sao được hàng ngàn người lính trở về sau những ngày “nằm gai nếm mật” trên chiến trường khói lửa, dù thân mình chỉ còn một nửa, vẫn tiếc nuối một thời hoa lửa…
Tiếp nối thế hệ những người lính Cụ Hồ thuở trước, hàng ngàn, hàng vạn thanh niên vẫn hăng hái lên đường nhập ngũ. Sau ba tháng quân trường, họ “tỏa” đi biên giới, ra Trường Sa xa xôi với một quyết tâm chí khí đời trai “đi để bảo vệ Tổ quốc”, “đi cho thỏa chí đời trai”.
Nghĩ tưởng người lính thời bình không có những mất mát hy sinh, song biên cương gian khổ, kẻ thù rình rập; biển xa sóng gió, thiên tai bất thường; máu vẫn đổ trên biên thùy xa ấy, máu vẫn hòa vào lòng biển mẹ.
Không để cướp đảo thân yêu, trước họng súng quân thù, Trung úy Trần Văn Phương đã hô vang: “Hãy kiên quyết bảo vệ đảo. Hãy để máu của mình nhuộm đỏ lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân”. Trước lúc ngã vào lòng biển, Trung úy, Chính trị viên Nguyễn Hữu Quảng đã nhường mảnh lương khô cuối cùng cho đồng đội. “Sống cao đẹp là cống hiến vì Tổ quốc”, đó là lý tưởng của liệt sĩ - Đại úy Dương Văn Bắc được cán bộ chiến sĩ Nhà giàn DK1 noi gương và học tập.
Không ai muốn cuốn sổ truyền thống của Nhà giàn DK1 thêm trang mới, chẳng ai mong những người lính Trường Sa ngã xuống rạn đá san hô, để máu đào của các anh hòa vào sóng biển; lịch sử cũng không muốn nhắc lại quá khứ đau thương trong trận hải quân Trung Quốc tàn sát 64 người con bất tử nằm lại đảo đá Gạc Ma, song trong dặm dài trường chinh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự hy sinh mất mát là điều không tránh khỏi. Đó là sự hy sinh kiêu hãnh của người lính thời bình, vì dân xả thân, vì biển đảo hy sinh, vì Tổ quốc quên mình.
Sự hy sinh của người lính hôm nay, chính là viết tiếp bài ca giữ nước của những người đi trước. Bài ca ấy đang chảy trong tim những người lính trẻ. Bài ca ấy không bao giờ tắt, bởi nó được thắp sáng từ sự hy sinh anh dũng kiên cường của cha ông được truyền từ thế hệ này, sang thế hệ khác.
Quân đội thời bình có nhiều thuận lợi, nhưng cũng đang đứng trước muôn vàn khó khăn thách thức, người lính Cụ Hồ thời bình tuy “nhàn” hơn so với lính thời chiến trận, nhưng cũng đầy vất vả gian lao; đất nước hòa bình, nhưng không phải đã lặng im tiếng súng. Trước mưu đồ thôn tính của nước ngoài độc chiếm Biển Đông, trước tình hình an ninh trên biển bị đe dọa, những người lính Trường Sa, DK1, cảnh sát biển và cả “những người lính không quân hàm” kiểm ngư lại bước vào cuộc chiến đấu mới. Đó là cuộc chiến đấu không có tiếng súng, đọ sức; chỉ có sự đấu tranh chính nghĩa và công lý, vì hòa bình, bình yên của biển đảo. Những người chiến sĩ ấy đang thầm lặng hy sinh, mang trong tim tình yêu Tổ quốc, mang trên vai tình yêu đất nước, mang danh dự của người lính Cụ Hồ.
               
Mai Thắng
Default news teaser image
Nhân lên những gương sáng làm theo lời Bác

Kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2016 là sự tiếp nối những công việc đã làm trong việc thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị khóa XI về "Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", nhân lên cách làm hay, thiết thực, những gương sáng làm theo lời Bác. Qua đó, góp phần làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người ngày càng thấm sâu vào tình cảm, biến thành ý chí của mỗi người để hoàn thiện bản thân mình hơn, sống và làm việc tốt hơn.

Default news teaser image
Bác Hồ bỏ thuốc lá - Câu chuyện minh chứng cho đạo đức nói đi đôi với làm của Bác.

Cuộc đời của Hồ Chí Minh là một mẫu mực về tự rèn luyện. Từ thời thiếu niên đến lúc trở thành Chủ tịch nước, Bác không ngừng đấu tranh hoàn thiện mình, Bác luôn kiên trì rèn luyện, lâu dần thành nếp sống, thành thói quen. Bác nói thật chí lý: "Việc gì trong đời sống cũng khó khǎn cả, vì chưa thành thói quen, khi đã có thói quen thì việc gì cũng không khó". Sự uyên thâm và vĩ đại của Bác chính là nhờ ý chí rèn luyện trở thành thói quen đó của Bác.

Default news teaser image
Những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong các Hồ Chí Minh

Những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong các Hồ Chí Minh. VUI LÒNG TẢI TẠI ĐÂY!

Default news teaser image
HƯỚNG DẪN tổ chức học tập, quán triệt và xây dựng kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 03-KH/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

Thực hiện Kế hoạch số 27-KH/HU, ngày 13-10-2016 của Ban Thường vụ Huyện uỷ về thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 03-KH/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 28-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Ban Tuyên giáo Huyện uỷ hướng dẫn việc học tập, quán triệt và xây dựng kế hoạch thực hiện trong toàn Đảng bộ huyện, cụ thể như sau:

Default news teaser image
NỘI DUNG TRỌNG TÂM KẾ HOẠCH SỐ 27 CỦA HUYỆN ỦY CHƯ SÊ VỀ “ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH”

A- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦUI- Mục đích1- Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, Kế hoạch 03-KH/TW, Kế hoạch 28-KH/TU nhằm giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân trong toàn huyện nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành công việc tự giác, thường xuyên của mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp; của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, trước hết là của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên và hội viên Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội.2...

Default news teaser image
Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

“Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị khoá XI về "Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã đạt được kết quả bước đầu, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay". Tuy nhiên, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh còn có những hạn chế, chưa trở thành việc làm thường xuyên, chưa thành ý thức tự giác của không ít tổ chức đảng, cơ quan, địa phương, đơn vị và một bộ phận cán bộ, đảng viên.

Phong cách Hồ Chí Minh
Phong cách Hồ Chí Minh

Ngày 14/5/2011, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 03-CT/TW về Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trong đó Bộ Chính trị chỉ đạo các cấp ủy Đảng phải tập trung lãnh đạo việc làm theo phong cách Hồ Chí Minh.

Tấm gương đạo đức của Bác Hồ: Lời nói đi đôi với việc làm
Tấm gương đạo đức của Bác Hồ: Lời nói đi đôi với việc làm

Lời nói đi đôi với việc làm, đây là một trong những đạo lý làm người, mà Bác Hồ là một tấm gương sáng cho mọi thế hệ người học tập và làm theo.

Tìm hiểu một số nội dung tác phẩm "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét...
Tìm hiểu một số nội dung tác phẩm "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân" của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đầu năm 1969, nhân dịp toàn Đảng, toàn dân ta chuẩn bị kỷ niệm 39 năm ngày thành lập Đảng, lần kỷ niệm đầu tiên sau mấy năm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc, nhận rõ tính cấp thiết của công tác tư tưởng chính trị ở thời điểm có ý nghĩa bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, xác định đây là nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, để Đảng ta hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Tấm gương Bác Hồ về cần kiệm liêm chính chí công vô tư
Tấm gương Bác Hồ về cần kiệm liêm chính chí công vô tư

Rèn luyện và tu dưỡng đạo đức là vấn đề quan tâm hàng đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo Người:             

 |<  <  1 2 >  >|

Thông tin liên hệ:

  • Huyện Chư Sê - tỉnh Gia Lai
  • ubndchuse@gialai.gov.vn
  • (0269) 385 1781
  • Fax: 0269  385 1781

Thông tin bản quyền:

Bản quyền thuộc về UBND huyện Chư  Sê
Chịu trách nhiệm: Chủ tịch UBND xã
Địa chỉ: 761 Hùng Vương - huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai 
Giấy phép số: 08/GP-TTĐT ngày 14/7/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông.