CHUYÊN MỤC

Giới thiệu > Giới thiệu chung
           1. Vị trí địa lý và dân cư.
           a)  Vị trí địa lý: Xã HBông là xã nằm ở phía Đông của huyện Chư Sê, dọc theo quốc lộ 25 từ km 09 đến km24, với diện tích tự nhiên
là 15.622,24 ha. Trong đó có: 11814,65 ha đất nông nghiệp, 2.979,67ha đất phi nông nghiệp, 820,91 ha đất chưa sử dụng. Ranh giới của xã:
               - Phía Bắc giáp Xã Kon Chiêng, xã Đak Trôi huyện Đăk Đoa
               - Phía Tây giáp Ia Pal huyện Chư sê
               - Phía Nam giáp Xã HRú và Ia Roong huyện Chư Pưh
               -  Phía Đông  giáp xã Ayun hạ, huyện Phú Thiện
                                z2949276894479_7e1613de2657ee845087ab637851ea32.jpg
         Xã HBông có 7 thôn, làng (Làng Ring, Làng Kte, Làng Dek, Làng Kueng XN, Thôn IaSa, Làng TNung, Làng Kueng Đơn). Trung tâm xã đặt tại Làng Dek, cách thị trấn Chư Sê 19 km về phía Đông. HBông là một xã ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và thung lũng Ayun hạ, có đường quốc lộ 25 chạy qua theo hướng  Đông - Tây, rất thuận tiện cho việc giao lưu hàng hoá thương mại, dịch vụ với các tỉnh trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho HBông trong việc giao lưu hàng hóa, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào sản xuất và đời sống, là điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
            b) Dân cư: Tổng  dân  số  trên  địa  bàn  xã HBông năm  2019  là  1.915 hộ/8472 người, mật độ dân số 54 người/km2. Có  12 dân  tộc  chủ  yếu  cùng  chung  sống  hoà  thuận  là  Kinh,  Jrai, Banah, Nùng,  Tày, Dao, Hoa, Mường.Thái, Khơ me, Cao lan, H Rê; trong đó dân tộc Kinh 795 hộ/1925 người chiếm  22,72%; dân  tộc  Jrai  840 hộ/4181 người chiếm  49,35 %;  dân  tộc Banah 153 hộ/ 787 người chiếm 9,28%;  dân  tộc  Tày 54 hộ/ 250 người chiếm 2,95 %; dân tộc Mường 23 hộ /126 người chiếm 1,48%;  dân tộc Thái 13hộ/ 44 người, chiếm 0,51%; dân  tộc  Dao 13hộ/ 72 người chiếm 0,84 %; dân tộc Nùng 16 hộ/ 68 người chiếm 0,8%;  các dân tộc khác 8 hộ/29 người chiếm 0,34%.
           2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
            a) Địa hình: Xã HBông thuộc vùng đồi núi thấp của tỉnh Gia Lai, địa hình được phân chia rõ giữa vùng đồi núi và vùng đất thấp ở phía Đông bắc. Phần lớn diện tích ở vùng đồi núi có độ cao 300-350m và ở vùng đồi đất có độ cao trên dưới 300 m so với mặt nước biển. Nhìn chung, địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy đồi đất. Địa hình đồi đất chiếm trên 50% tổng diện tích tự nhiên. Xen kẽ giữa vùng đồi đất là những thung lũng nhỏ địa hình tương đối bằng phẳng, là vùng đất sản xuất nông nghiệp của cư dân. Xen kẽ các vùng đồi đất là các dải đất ruộng bậc thang phân bố theo các triền đồi, khe suối trong vùng, là vùng đất sản xuất nông nghiệp mới được tạo lập từ năm 1994 khi thành lập xã nhân dân được di dời từ long hồ Ayun hạ và di dân từ nhiều tỉnh thành trong cả nước tụ họp về lập nghiệp là nơi cung cấp lương thực cho cư dân sinh sống trong vùng.
              b) Khí hậu, thủy văn: Xã HBông chịu sự ảnh hưởng của khí hậu vùng Bắc Tây nguyên, các ảnh hưởng chính đến thời tiết khí hậu gồm; gió mùa tây nam, giải hội tụ nhiệt đới, bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bão hoặc áp thấp nhiệt đới kết hợp với gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là từ 24 đến 28 độ C. Tháng 4 có  nhiệt độ không khí trung bình cao nhất là 38 độ C. Tháng 01 có nhiệt độ không khí trung bình thấp nhất là 10 độ C.Lượng mưa trung bình năm là 1700 mm – 2400mm với khoảng 135 ngày mưa trong năm. Mùa mưa bắt đầu từ  cuối tháng 4 đến cuối tháng 11. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau
             c) Tài nguyên đất: Tổng diện tích tự nhiên của xã là 15.669 ha, trong đó diện tích đồi đất có lẫn đá xanh chiếm khoảng 40,% tổng diện tích của xã; Đa số diện tích đồi đất của HBông thuộc loại địa hình dốc không bằng phẳng. Đất đai gồm nhiều loại đất, trong đó tập trung chủ yếu vào 4 loại đất chính đó là:  Đất sỏi đỏ trên đá xanh; đất đen trên đất sét; đất cát trên sét trắng; đất đỏ ba zan.
            Về  tình  hình  sử  dụng  đất,  theo số liệu báo cáo 6 tháng đầu năm 2019 của UBND xã HBông tổng diện tích đất nông nghiệp hiện đang gieo trồng là 2105 ha  chiếm 13,43% tổng diện tích tự nhiên, còn lại là đất lâm nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất  chuyên  dùng,  đất  sông  suối  và  mặt nước chuyên dung, đất  chưa  sử  dụng  còn  nhiều. Diện tích đất chưa sử dụng của xã chủ yếu là đất dốc lẫn nhiều đá bàn cằn cỗi không có rừng cây.
           d)  Tài nguyên nước: Hệ  thống  sông,  suối,  kênh,  mương  của  xã HBông  có  tương đối nhiều nhưng chủ yếu chỉ có 2 con suối lớn chảy qua là suối Ia Só và Suối Ke và một số suối nhỏ, các con suối chỉ có nước vào mùa mưa, mùa khô bị cạn kiệt và khô. Ngoài ra, xã còn có một số diện tích các ao, hồ đào của các hộ dân; hồ lớn nhất là hồ Ayun hạ có diện tích mặt nước đến cao trình 210 mét là 3983 ha trong đó khoảng 2/3 diện tích mặt nước thuộc địa phận xã HBông và ở khắp các thôn, làng, các cánh đồng trong xã đều có các con suối nhỏ chảy quanh các triền khe, chân đồi ven theo các làng, chân ruộng.Hệ  thống suối,  cùng  các  ao  hồ  của  xã không  đảm  bảo nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn. Nguồn nước ngầm của xã cũng rất khan hiếm với chất lượng nước không tốt nước đá vôi.
             e) Tài nguyên văn hóa - du lịch: HBông là xã miền núi thấp có khí hậu ôn  hòa đặc sắc của vùng núi, lại rất thuận lợi về giao thông, có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, văn hóa đa dạng phong phú, lại cách thành phố Pleiku không xa, khoảng 60 km là tiềm năng, điều kiện tự nhiên quý giá để xã phát triển mạnh lĩnh vực dịch vụ và du lịch:
          -  Trên địa bàn xã có nhiều dân tộc sinh sống như; dân tộc Kinh, Jrai, Banah, Tày, Nùng, Hoa, Dao, mường, Mán …với bản sắc văn hoá riêng, có Múa xoang, Cồng chiêng, có các làn điệu dân ca Jrai, Banah,  hát Then, hát  Lượn, hát  Lượn cổ  Tày, Nùng;  và kiến trúc xây dựng nhà sàn mang đậm sắc thái của vùng tây nguyên.
          -  HBông có di tích lịch sử chiến thắng Plei Ring (đã được UBND Tỉnh công nhận và đang xây dựng trên diện tích 10 000m2) có diện tích mặt nước Hồ Ayun hạ khu rừng phòng hộ đều là những điểm có thể phát triển các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch leo núi, du lịch nghỉ ngơi an dưỡng, mua sắm kết hợp tổ chức hội nghị, hội thảo.... Khi được đầu tư xây dựng và tuyên truyền quảng bá tốt, HBông sẽ thu hút được nhiều du khách, phát triển mạnh lĩnh vực dịch vụ và du lịch.

Thông tin liên hệ:

  • Huyện Chư Sê - tỉnh Gia Lai
  • ubndchuse@gialai.gov.vn
  • (0269) 385 1781
  • Fax: 0269  385 1781

.