CHUYÊN MỤC

Thông tin tuyên truyền > Phòng, chống bạo lực gia đình
“Người trợ lý ảo”- ứng dụng hỗ trợ phòng, chống xâm hại trẻ em
“Người trợ lý ảo”- ứng dụng hỗ trợ phòng, chống xâm hại trẻ em

Công an tỉnh Gia Lai vừa ban hành Công văn số 940/PC02 về việc triển khai ứng dụng phần mềm “Người trợ lý ảo” trong phòng, chống xâm hại trẻ em và người dưới 18 tuổi.

Default news teaser image
Một số giải pháp để ngăn chặn hiện tượng bạo lực gia đình

       Bạo lực gia đình làm xói mòn các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, gây ra những hậu quả về xã hội, đạo đức , truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và sự bền vững của gia đình. Hậu quả của bạo lực gia đình ảnh hưởng nạn nhân về thể chất, tinh thần, sức khỏe sinh sản; phá hỏng mối quan hệ vợ- chồng, cha mẹ- con cái, ông bà- cháu, giữa các thành viên cùng sống chung trong gia đình; thiếu trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; làm giảm thời gian và năng suất lao động từ đó giảm thu nhập gia đình; không có khả năng làm tròn bổn phận với gia đình nội, ngoại; giảm sự đóng góp của nạn nhân và người gây bạo lực gia đình đối với xã hội tạo ra...

Default news teaser image
Nội dung thực hiện Bình đẳng giới trong gia đình

      Bình đẳng giới là gì? Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Bình đẳng giới là nam và nữ đều được tiếp cận với giáo dục, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị,... Bình đẳng giới có nghĩa rằng không còn sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính, phụ nữ và nam giới cùng có địa vị bình đẳng trong xã hội. Bình đẳng không có nghĩa là nam giới và phụ nữ hoàn toàn như nhau mà là các điểm tương đồng và...

Default news teaser image
Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị

       1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị        Quan điểm “nam - nữ bình quyền” đã được khẳng định trong Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930. Quan điểm của Đảng ta về phụ nữ tham chính cũng được thể hiện rõ qua các văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ nữ của qua các thời kỳ. Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã nhấn mạnh: xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là...

Default news teaser image
Các nhóm bạo lực gia đình, nguyên nhân và giải pháp

        Theo Luật Phòng chống bạo lực gia đình, đây là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình. Nạn nhân của bạo lực thân thể thường là phụ nữ, còn nam giới thường là nạn nhân của bạo lực tinh thần. Bạo lực gia đình xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn hóa, tôn giáo, không có ngoại lệ về giàu- nghèo hay trình độ học vấn.           Hành vi bạo lực gia đình được chia làm 4 nhóm: bạo lực tinh thần, bạo lực thể chất, bạo lực kinh tế và bạo lực tình dục, và cụ thể như sau:          Nhóm 1, nhóm hành vi bạo lực về tinh...

Default news teaser image
Một số giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo Một số giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

 I. Bình đẳng giới là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật và trong các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Năm 2006, Quốc hội thông qua Luật Bình đẳng giới, đưa bình đẳng giới vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Bài viết đề cập bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy bình đẳng giới ở lĩnh vực này. Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành Giáo dục (Bộ GDĐT) tổ chức hội nghị tập huấn công tác bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, ngày 29/6/ 2020.  Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu...

Default news teaser image
Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới

       Bình đẳng giới là mục tiêu phấn đấu chung của Liên hợp quốc. Ở nước ta, bình đẳng giới được Đảng và Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt và được hiện thực hóa bằng đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, được thực hiện bằng nhiều dự án nhằm thúc đẩy quá trình trao quyền cho phụ nữ từng bước xóa đi rào cản, sự phân biệt nam và nữ trong đời sống xã hội.        I. Các khái niệm về bình đẳng giới       1. Khái niệm về giới tính      Giới tính là thuật ngữ khoa học xuất phát từ môn Sinh học chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học, là đặc điểm cấu tạo về cơ thể liên quan đến chức năng...

Default news teaser image
Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình

       Gia đình là nơi trú ngụ của hạnh phúc, cái nôi nuôi dưỡng và giáo dục trẻ thơ, nơi trở về sau mỗi lần vấp ngã đối với mỗi con người. Nhưng trong nhiều trường hợp, bạo lực đang trở thành một trong những nguy cơ biến gia đình thành “địa ngục trần gian”. Dù ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, bạo lực gia đình không chỉ để lại hậu quả về thể chất, tinh thần mà còn về mặt kinh tế - xã hội. Tìm ra nguyên nhân của bạo lực gia đình sẽ giúp chúng ta đưa ra các giải pháp thiết thực để ngăn chặn, phòng chống vấn nạn này.         Có nhiều cách phân loại về nguyên nhân của bạo lực gia đình. Từ góc độ cá nhân...

Default news teaser image
Pháp luật quy định về Bình đẳng giới

             Bình đẳng giới là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam trong lĩnh vực văn hoá- xã hội, được quy định trong các văn bản pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam và trong các Công ước Quốc tế (Hiến chương Liên Hợp Quốc, Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới, Công ước về quyền chính trị của phụ nữ, Công ước Liên Hợp Quốc về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ...) mà nước CHXHCN Việt Nam đã tham gia ký kết. Nhà nước đảm bảo bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.  Bình đẳng giới là gì:         Bình đẳng giới là...

Default news teaser image
Thực tiễn tham gia lĩnh vực chính trị của phụ nữ Việt Nam

       Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị và thực tiễn tham gia của phụ nữ Việt Nam trong lĩnh vực chính trị thời gian qua; đánh giá những ưu điểm và hạn chế cần khắc phục; đề xuất một số giải pháp nhằm tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia vào lĩnh vực chính trị ở Việt Nam.            1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị Quan điểm “nam - nữ bình quyền” đã được khẳng định trong Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930. Quan điểm của Đảng ta về phụ nữ tham chính cũng được thể...

 |<  < 1 2 3  >  >| 

Thông tin liên hệ:

  • Huyện Chư Sê - tỉnh Gia Lai
  • ubndchuse@gialai.gov.vn
  • (0269) 385 1781
  • Fax: 0269  385 1781

.