|
Huyện Chư Sê được thành lập theo Quyết định số 34-HĐBT ngày 17-8-1981 của Hội đồng Bộ trưởng trên cơ sở các xã Ia Tiêm, Bờ Ngoong, Al Bă, Hbông và xã Dun của huyện Mang Yang. Các xã Ia Glai, Ia Hlốp, Ia Blang, Ia Hrú, Ia Ko, Ia Le và Nhơn Hoà của huyện Chư Prông.
Nghị quyết số 43/NQ-CP ngày 27-8-2009 của Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính huyện Chư Sê để thành lập huyện Chư Pưh thuộc tỉnh Gia Lai. Huyện lỵ của huyện Chư Sê là thị trấn Chư Sê.
|
Diện tích: 642,96 Km2.
Dân số: 110.300 người (số liệu thống kê năm 2019).
Vị trí địa lý:
- Bắc giáp: huyện Đăk Đoa.
- Nam giáp: huyện Chư Pưh.
- Đông giáp: huyện Mang Yang.
- Tây giáp: huyện Chư Prông.
Đơn vị hành chính cấp xã, trị trấn: 15 (1 thị trấn, 14 xã).
- Thị trấn: Chư Sê.
- Các xã: Ia Blang, Dun, Ayun, ALBá, Bờ Ngoong, Bar Măih, Ia Tiêm, Chư Pơng, Ia Glai, Ia Hlốp, Ia Ko, Hbông, Ia Pal và Kông HTok.
Tổng quan kinh tế - văn hoá - xã hội:
Những năm gần đây, huyện đã triển khai thực hiện các chủ trương, đề án, có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội; phát huy sức mạnh đại đoàn kết nhân dân, khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế trong và ngoài huyện, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn; Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tập trung đầu tư phát triển nâng cấp chỉnh trang đô thị theo định hướng của tỉnh, đi đôi với thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Đến nay dân số toàn huyện hơn 130.000 người, đã có 12/14 xã đạt chuẩn nông thôn mới, thị trấn Chư Sê là đô thị loại IV, huyện phấn đấu đến năm 2030 xây dựng Chư Sê thành thị xã theo Quyết định phê duyệt của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Huyện chủ động, tích cực thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện; tạo tiền đề phát triển khu công nghiệp Nam Pleiku, cụm công nghiệp Chư Sê; phát triển năng lượng tái tạo với phát triển du dịch của huyện; xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Chư Sê. Tính đến cuối năm 2023, tổng giá trị sản xuất đạt 14.759,03 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 70,82 triệu đồng/năm. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi được chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật. Tập trung chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế. Đến nay trên địa bàn huyện, có khoảng 2.095,26ha cây trồng được ứng dụng công nghệ cao, chiếm 5,43% tổng diện tích gieo trồng. Ngoài ra, hình thành và phát triển vùng nguyên liệu mía tại xã HBông với diện tích 1.057ha. Toàn huyện có 28 trang trại nông nghiệp sản xuất các cây dược liệu, rau, nấm và các trang trại gia súc, gia cầm; 15 sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP; 06 dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp nhận chủ trương đầu tư…Chương trình xây dựng nông thôn mới từng bước mang lại những kết quả tích cực, tạo nên một diện mạo mới, sức sống mới trên quê hương Chư Sê.
Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thực hiện có những chuyển biến tích cực gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; người đứng đầu cấp ủy thực hiện tốt việc tiếp dân, đối thoại, giải quyết những phản ánh, kiến nghị của nhân dân; kịp thời phát hiện, uốn nắn, chấn chỉnh, xử lý kịp thời đối với những cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và và đảng viên, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã kết nạp 889 đảng viên, đạt 88,9% chỉ tiêu nghị quyết đại hội. Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng được triển khai quyết liệt; công tác dân vận trong hệ thống chính trị có nhiều đổi mới và đạt nhiều kết quả tích cực