Thông tin tuyên truyền > Định hướng quy hoạch, kế hoạch > PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

29/04/2023

   Ngày 28/4/2023, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 994/KH-UBND chỉ đạo về Triển khai thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 27/02/2023 của Chính phủ và Chương trình số 51-CTr/TU ngày 18/01/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Người dân chuyển đổi cây trồng để nâng cao thu nhập, ảnh Lê Nam
Kế hoạch đã đề ra một số mục tiêu cụ thể đến năm 2030 gồm: Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân từ 6,25 - 6,5% năm trở lên. Tốc độ tăng năng suất lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt từ 6 - 7%/năm. Tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt bình quân khoảng 6-7%/năm. Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông lâm nghiệp và thuỷ sản được sản xuất dưới các hình thức hợp tác xã và liên kết đạt trên 60%. Số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 150 xã (trên 82%), trong đó, phấn đấu trên 30 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (trên 20%), trên 08 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (trên 5%). 12 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới (trên 70%). Thu nhập bình quân của người dân nông thôn phấn đấu tăng cao hơn từ 1,8 - 2,5 lần so với năm 2020. Tỷ lệ số hộ dân được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh đạt trên 98%. Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống còn dưới 50%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70%; bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 3.000 - 3.500 lao động nông thôn. Tỷ lệ che phủ rừng trên 49,2% (bao gồm cả cây công nghiệp thân gỗ và cây trồng đa mục đích), bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học. Diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt 80.000 ha. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom xử lý theo quy định đạt 90%. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ nông thôn phấn đấu đạt bình quân từ 10%-12%/năm. Tăng đầu tư ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2030 cho nông nghiệp, nông thôn ít nhất gấp 2 lần giai đoạn 2011-2020. Giai đoạn 2022-2025 tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân 2%/năm; giai đoạn 2026-2030 tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân từ 1-1,5%/năm.
Tầm nhìn đến năm 2045 nông dân và người dân nông thôn văn minh, phát triển toàn diện, có thu nhập cao. Nông nghiệp sinh thái, sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn, giá trị gia tăng cao, gắn kết chặt chẽ với thị tường trong và ngoài nước, công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản hiện đại, xuất khẩu một số loại nông sản chủ lực đứng đầu các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Xây dựng hệ thống hạ tầng thương mại điện tử, phát triển logistic nông nghiệp; hình thành được những vùng trọng điểm về phát triển du lịch nông nghiệp. Nông thôn hiện đại, điều kiện sống tiệm cận với đô thị, môi trường sống xanh, sạch, đẹp, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc.
Theo đó, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước được giao, các sở, ban, ngành và địa phương tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như: Nâng cao vai trò, vị thế, cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và xây dựng cộng đồng vững mạnh làm nòng cốt phát triển nông thôn; phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng; phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn; xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hoá; hoàn thiện the che, chính sách ve nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tạo đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn; quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai; chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường, thu hút nguồn lực và đẩy mạnh chuyển giao khoa học - công nghệ; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghe nghiệp ở nông thôn./.
Mai Đào
Nguồn: https://www.gialai.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-nong-nghiep-nong-dan-nong-thon-den-nam-2030-tam-nhin-den-nam-2045.75999.aspx
 
 
 

Thông tin liên hệ:

  • Huyện Chư Sê - tỉnh Gia Lai
  • ubndchuse@gialai.gov.vn
  • (0269) 385 1781
  • Fax: 0269  385 1781

Thông tin bản quyền:

Bản quyền thuộc về UBND huyện Chư  Sê
Chịu trách nhiệm: Chủ tịch UBND xã
Địa chỉ: 761 Hùng Vương - huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai 
Giấy phép số: 08/GP-TTĐT ngày 14/7/2017 của Sở Thông tin và Truyền thông.