Tin tức > Hoạt động xã > UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ DUN BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI NĂM 2024

UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ DUN BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI NĂM 2024

14/03/2024

Năm 2024, tình hình bệnh dại tiếp tục gia tăng đột biến, chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023 (10 trường hợp). 

 


Trước tình hình gia tăng của bệnh Dại và nhằm tăng cường công tác phòng, chống bệnh Dại chủ động đồng thời giảm tỷ lệ tử vong do bệnh Dại trên địa bàn xã. UBND xã xây dựng Kế hoạch phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn xã năm 2024 như sau:

 Chủ động phòng, chống bệnh Dại trên đàn chó, mèo, bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh Dại và cách phòng, chống tiến tới khống chế, loại trừ bệnh Dại.

Tăng cường quản lý đàn chó nuôi và tăng tỷ lệ tiêm phòng bệnh Dại cho chó, mèo trên địa bàn xã.

100% lập được danh sách các hộ gia đình nuôi chó.
          - Trên 85% chó nuôi được tiêm phòng Vắc xin phòng bệnh Dại trên địa bàn xã.
          - Giảm trên 95% số trường hợp tử vong vì bệnh Dại.

Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân để nhận biết được các dấu hiệu động vật mắc bệnh Dại; biện pháp phòng, chống bệnh Dại hiệu quả và các quy định của Pháp luật về phòng, chống bệnh Dại.

Nâng cao trách nhiệm của người nuôi chó với cộng đồng và tính chất nguy hiểm của bệnh Dại Khi đã phát hiện bệnh Dại thì không thchữa được và sẽ dn đến những cái chết thương tâm”, thực hiện tiêm Vắc xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo hàng năm triệt để là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh Dại, việc "tiêm Vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo chính là phòng bệnh Dại cho con người".

Tổ chức quản lý chó nuôi theo hướng Ủy ban nhân dân cấp xã, lập Danh sách hộ nuôi chó và thống kê số lượng chó nuôi thực tế của từng hộ Gia đình (gọi chung là Sổ quản lý chó nuôi) trên địa bàn thôn/làng, nhằm hỗ trợ cho công tác tiêm phòng Vắc xin Dại triệt để.

Thực hiện nghiêm túc Hướng dẫn chế độ khai báo, thông tin, báo cáo bệnh Truyền nhiễm ban hành theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế.

Tổ chức triển khai các hoạt động công tác phòng, chống dịch bệnh Dại theo Kế hoạch của Ban chỉ đạo huyện.

Phối hợp với chính quyền thôn/làng, thực hiện nghiêm túc việc nuôi chó tại các hộ Gia đình, quản lý chó phải nhốt không để ra ngoài, khi ra ngoài phải rọ mõm hoặc có người dắt.

Tổ chức tuyên truyền đến tận người dân về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, các dấu hiệu nhận biết chó nghi mắc bệnh Dại, các biện pháp phòng, chống bệnh Dại có hiệu quả. Đặc biệt tuyên truyền người dân phát hiện và báo cáo kịp thời cho chính quyền cơ quan thú Y về các trường hợp chó nghi mắc bệnh Dại để xử lý.

Cần nắm vững kiến thức về đặc điểm dịch tễ học, phương thức lây truyền của bệnh đồng thời viết bài truyền thông về phòng, chống bệnh Dại.

Khi bị chó cắn xử lý ban đầu: Rửa nước sạch, nước xà phòng 15 phút, sau đó rửa cồn 700, cồn Iốt hoặc Povidin 10%, không băng vết thương.

Tuyệt đối bị chó cắn không được tự ý chữa trị hoặc thầy lang, dùng thuốc nam, mà phải đến cơ sở Y tế để tiêm phòng Vắc xin ngay thì mới ngăn ngừa được bệnh Dại.

 
Tăng cường công tác giám sát xuống các thôn/làng đặc biệt là ổ dịch bệnh Dại có ca tử vong nhằm phát hiện sớm ca mắc bệnh Dại, có hướng xử lý và phòng, chống dịch bệnh kịp thời.

Thực hiện Chương trình Quốc gia phòng, chống bệnh Dại, giám sát các yếu tố nguy cơ trên động vật nhằm chủ động phòng, chống bệnh trên người.

 Hướng dẫn cho Cán bộ Y tế thôn, làng tư vấn, xử lý vết thương khi bị súc vật nghi mắc bệnh Dại cắn

- Công tác phối hợp:

Phối hợp với các Ban, ngành, Đoàn thể xã; ban nhân dân 05 làng triển khai các hoạt động tuyên truyền giáo dục sức khỏe, bằng nhiều hình thức như: cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh Dại cho Nhân dân, nhất là cho các Bà mẹ biết để họ phát hiện sớm con em mình khi bị chó cắn phải đến cơ sở Y tế được tư vấn tiêm phòng.Phối hợp với ngành Giáo dục để thực hiện truyền thông phòng, chống bệnh Dại cho Học sinh (đối tượng có nhiều nguy cơ mắc do bị chó cắn)

- Công tác dự phòng:

Tại nơi có ổ dịch Dại, cần tăng cường giám sát, phát hiện các trường hợp bị phơi nhiễm do chó cắn hoặc tiếp xúc với người mắc Dại, cần tư vấn, tiêm Vắc xin phòng bệnh Dại càng sớm càng tốt.

 Lập danh sách các điểm tiêm phòng Dại trên địa bàn xã gửi cho các làng, để nắm bắt điểm tiêm phòng Dại.
- Công tác truyền thông

Bằng truyền hình, bằng truyền thanh trên đài phát thanh của xã.

 Pano, Áp phích, tranh bướm, tờ rơi, sổ tay phòng, chống bệnh Dại.

Tổ chức truyền thông trực tiếp, phối hợp công tác tuyên truyền lồng ghép với các Chương trình khác như: Tiêm chủng mở rộng, Sốt xuất huyết... Tuyên truyền cho nhân dân hiểu sự nguy hiểm của bệnh bệnh Dại và cách phòng, chống và tiêu diệt chó nghi Dại, tiêm phòng sớm khi bị chó hoặc súc vật cắn.


Tăng cường tuyên truyền về biện pháp phòng, chống bệnh Dại cho cộng đồng, phối hợp với ngành Giáo dục tổ chức tuyên truyền các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trong trường học giúp các em hiểu tính chất nguy hiểm của bệnh Dại gây ra, phòng không tiếp xúc với chó lạ hoặc từ nơi khác đến.

Ổ chứa Vi rút Dại là động vật có vú có máu nóng như chó, mèo, chồn, cáo và động vật có máu nóng khác... Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cắn, cào, liếm của động vật bị Dại lên trên da bị tổn thương. Vậy khi chó cắn cần đến cơ sở Y tế được tư vấn tiêm phòng.



VH
 

 




 

Các tin khác

Displaying results 1-5 (of 42)
 |<  < 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9  >  >| 

Thông tin liên hệ:

  • Huyện Chư Sê - tỉnh Gia Lai
  • ubndchuse@gialai.gov.vn
  • (0269) 385 1781
  • Fax: 0269  385 1781

Thông tin bản quyền:

Bản quyền thuộc về UBND huyện Chư  Sê
Chịu trách nhiệm: Chủ tịch UBND xã
Địa chỉ: 761 Hùng Vương - huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai 
Giấy phép số: 08/GP-TTĐT ngày 14/7/2017 của Sở Thông tin và Truyền thông.