CHUYÊN MỤC

Tin tức > Kinh tế - Văn hoá - Xã hội > HUYỆN CHƯ SÊ TÍCH CỰC CHĂM LO ĐỜI SỐNG NGƯỜI CÓ UY TÍN TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

HUYỆN CHƯ SÊ TÍCH CỰC CHĂM LO ĐỜI SỐNG NGƯỜI CÓ UY TÍN TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

12/01/2018

Là một huyện miền núi có đông đồng bào các dân tộc anh em cùng sinh sống với 15 dân tộc; trong đó ĐBDTTS là tới chiếm 44,1% dân số (chủ yếu là dân tộc Jrai và BaNar), nên trong những năm qua, Đảng bộ và chính quyền huyện Chư Sê đặc biệt quan tâm thực hiện tốt các chính sách dân tộc; trong đó có việc thực hiện các chính sách cho người có uy tín trong ĐBDTTS.
Theo Chỉ thị số 06/2008/CT-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là những người được đồng bào trong buôn, làng tin tưởng, tín nhiệm một cách tự nguyện hoặc bằng sự ràng buộc của phong tục tập quán, do có địa vị hoặc có trình độ nhận thức, có điều kiện kinh tế, có cách giải quyết hài hòa các mối quan hệ trong gia đình, cộng đồng và xã hội; Có mối quan hệ, có ảnh hưởng lớn tới cộng đồng của mình, được đồng bào đến bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, tranh thủ ý kiến để giải quyết các vấn đề liên quan; Có khả năng tác động chi phối, tập hợp được đồng bào dân tộc thiểu số ở những phạm vi nhất định bằng lời nói, qua hành động hoặc bằng những quy ước của phong tục tập quán; Là chỗ dựa quan trọng của cấp ủy Đảng, chính quyền nơi cư trú trong việc tuyên truyền, vận động, tổ chức đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng cao thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số là nhân tố hết sức quan trọng trong quá trình triển khai các phong trào cách mạng ở cơ sở, là người đi đầu trong quá triển khai các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các những công tác của địa phương và biết cách tập hợp, vận động bà con trong thôn, làng noi theo. Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số có vai trò quan trọng trong giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương thông qua việc giải thích, vận động đồng bào nâng cao cảnh giác, không nghe lời kẻ xấu xúi giục. Người có uy tín trong đồng bào dân tộc đã tích cực vận động con cháu, dòng họ và mọi người dân tham gia các tổ chức đoàn thể, phấn đấu được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Họ còn là người nêu gương và vận động đồng bào xóa bỏ những tập tục lạc hậu, giữ gìn bản sắc văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, phấn đấu xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư. Người có uy tín là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo; đồng thời, còn làm tốt vai trò động viên con cháu và mọi người xung quanh tích cực phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng các tiến độ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đạt hiệu quả cao…
Xác định vị trí, vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, việc thực hiện các chính sách cho đội ngũ người có uy tín luôn được chính quyền huyện thường xuyên quan tâm và chăm lo.
Ngay từ đầu năm, công tác bầu chọn, tổng hợp danh sách người có uy tín trên địa bàn các xã, thị trấn  luôn được các cấp chỉ đạo triển khai thực hiện kịp thời.
Nhân các ngày lễ, tết trong năm, cấp ủy và chính quyền địa phương đều tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho người có uy tín ở các thôn làng. Trong năm 2017, đã tổ chức thăm hỏi dịp lễ tết cho 123 người có uy tín tại địa phương với tổng số tiền 49.200.000 đồng. Cùng với đó, luôn có hình thức thăm hỏi, động viên kịp thời mỗi khi người có uy tín ốm đau, bệnh tật, gia đình gặp khó khăn. Trong năm 2017 đã tổ chức tham hỏi 04 trường hợp người có uy tín đau ốm với tổng số tiền 1.600.000 đồng. Phối hợp, tổ chức cho người có uy tín trên địa bàn đi thăm quan, học tập các mô hình, cách làm hay.

Phòng Dân tộc tổ chức thăm hỏi người có uy tín tại xã IaHLốp năm 2017
Hàng năm tổ chức hội nghị tập huấn cho người có uy tín với các nội dung chủ yếu về đặc điểm, tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị, an ninh; kết quả thực hiện chính sách trong vùng ĐBDTTS; tuyên truyền, kêu gọi xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Qua đó vừa giúp người có uy tín cập nhật được kiến thức, vừa là cơ hội để người có uy tín giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Thường xuyên làm việc với hệ thống chính trị tại cơ sở để kịp thời nắm bắt thông tin của gia đình người có uy tín để thăm hỏi lúc ốm đau, kịp thời động viên tinh thần lúc gặp khó khăn, hoạn nạn.
Tuyên truyền, biểu dương và đánh giá cao những việc làm có ý nghĩa của người có uy tín. Tạo điều kiện để người có uy tín được gia góp ý, xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Từ đó động viên họ tích cực tham gia vào việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, là điểm tựa tinh thần  tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thiểu số vươn lên xóa đói, giảm nghèo, cùng nhau chung tay xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được như trên vẫn còn một số hạn chế trong việc thực hiện các chính sách cho người có uy tín như: chính quyền địa phương đôi lúc chưa nhận thức đầy đủ, chưa thấy hết vai trò, vị trí của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số nên chưa quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện và phát huy vai trò của người có uy tín trong việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh chính trị tại địa phương. Nội dung, hình thức vận động còn chung chung, chưa linh hoạt, còn mang tính hình thức, chưa thực sự quan tâm, chăm sóc lâu dài người có uy tín trong cộng đồng nên kết quả chưa đạt được như mong muốn.
Để tiếp tục phát huy tốt vai trò của người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội cần có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò quan trọng của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, từ đó có sự phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành chức năng để làm tốt công tác này. Hàng năm phải thường xuyên phát hiện, bình xét bổ sung người có uy tín; quan tâm, động viên và biểu dương kịp thời những đóng góp của người có uy tín. Cấp ủy, chính quyền trong huyện phải tiếp tục triển khai, thực hiện tốt các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiểu số; trong đó có chính sách đối với người có uy tín. Mặt khác phải thực hiện tốt việc hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần để người có uy tín tiếp tục phát huy tốt vai trò của mình trên các lĩnh vực hoạt động. Cần linh hoạt các hình thức vận động, tạo điều kiện thuận lợi để người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tham gia hoạt động, phát huy vai trò đối với từng lĩnh vực của đời sống xã hội.
 Đối với người có uy tín cần phát huy tốt vai trò, uy tín của mình trên các mặt hoạt động, gương mẫu trong việc thực hiện tốt các hương ước, quy ước của thôn, làng; đóng góp sức lực, trí tuệ của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ vai trò nòng cốt trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Người có uy tín cần tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt vận động đồng bào các dân tộc phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết một lòng, nêu cao ý chí tự lực tự cường, vượt qua khó khăn để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đời sống ấm no hạnh phúc, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phấn đấu xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
“Đồng bào chúng ta đều là anh em, no đói sướng khổ có nhau, cùng chia ngọt sẻ bùi, thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước, làm sao đời sống phải tốt lên, an ninh quốc phòng được giữ vững, bộ mặt quê hương không ngừng đổi mới” (Trích lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng).
Lê Thị Loan - phòng Dân tộc huyện Chư Sê
 

Other

Copyright © 2015 UBND huyện Chư Sê
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Đức Cường -  Chánh Văn phòng HĐND&UBND huyện Chư Sê
Địa chỉ: 761 Hùng Vương - Chư Sê
Điện thoại: (0269)3851781 - Fax: (0269)3851781 - Email:ubndchuse@gialai.gov.vn
Giấy phép số: 08/GP-TTĐT ngày 14 tháng 07 năm 2017 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai.
  Chung nhan Tin Nhiem Mang