VỀ VIỆC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ NHIỆM VỤ PHỤC HỒI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP SAU BÃO
25/10/2024
- Đối với nhiệm vụ phòng chống thiên tai trong thời gian tới.
Để ứng phó ảnh hưởng chủ động ứng phó các đợt thiên tai trong thời gian tới. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã đề nghị các thành viên và thôn, làng tăng cường công tác tuyên truyền thường xuyên nhằm tránh tâm lý chủ quan của một số bộ phận người dân, nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng phó của chính quyền và người dân, góp phần giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên tai.
Mặt khác triển khai tuyên truyền đến Hệ thống chính trị, thôn, làng và người dân để chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai thông qua các tài liệu sau:
- Tài liệu tuyên truyền về Bão/ATNĐ: https://drive.google.com/drive folders/1QnAV7CVnCcL4Q-SJxBHVmOhDLRIMwoi7?usp=drive_link
- Tài liệu tuyên truyền về Lũ, ngập lụt: https://drive.google.com/drive folders/1XluOXK0lTHmEMEJoG6wpuSy43MQCPXIN?usp=drive_link
3. Tài liệu truyền thông về lũ quét:
4. Tài liệu truyền thông về sạt lở đất:
https://drive.google.com/drive folders/1_zv99_ppYJwAYRIxN0iXdc_H55Xu1IX6?usp=sharing
- Đối với nhiệm vụ phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão
2.1. Đối với lĩnh vực trồng trọt
a. Cây hàng năm
- Nông dân khẩn trương thu hoạch nhanh, gọn diện tích đã đến thời kỳ thu hoạch nhằm hạn chế ảnh hưởng của thời tiết xấu gây ra.
- Nông dân khơi thông, nạo vét mương máng, rãnh thoát nước trên ruộng; vệ sinh đồng ruộng, phun phân bón lá, các chế phẩm vi lượng… cho cây nhanh phục hồi; khi đất khô ráo cần xới vun kịp thời để tạo độ thoáng cho đất tránh bị nghẹt rễ và kết hợp bón bổ sung phân lân, NPK...
b. Đối với cây công nghiệp, cây ăn quả
Cây công nghiệp
- Vườn cây giai đoạn kiến thiết cơ bản: Với diện tích có cây bị nghiêng do gió bão, tiến hành dựng lại và chống bằng cọc gỗ hoặc tre/dây thừng và bồi đắp thêm đất vào gốc cây và lèn chặt, kết hợp đào rãnh thoát nước cho vườn. Đối với cây gãy cành, tiến hành cưa bỏ cành gẫy, bôi vaseline hoặc nước vôi pha loãng lên vết cắt.
- Vườn cây giai đoạn kinh doanh: Vườn có cây bị nghiêng do ảnh hưởng của bão, tiến hành cắt bớt lá, dựng lại và chống bằng cọc gỗ hoặc tre/dây thừng, bồi đắp thêm đất vào gốc và lèn chặt. Lưu ý biện pháp này cần triển khai sớm, khi đất đã khô khó dựng lại và cây dễ bị chết. Tập trung chăm sóc phục hồi vườn cây, căn cứ tình hình sinh trưởng của cây cần bón phân bổ sung hoặc phun phân qua lá để cây phục hồi sinh trưởng. Với những cây chưa chết hoàn toàn, có thể cưa dưới đoạn thân chết để cây nảy chồi tiếp tục khai thác những năm sau.
c. Cây ăn quả
Đối với vườn cây ngập úng cần khẩn trương đào rãnh, khơi thông dòng chảy, bơm hút nước ra khỏi líp, hố và vườn cây. Đối với những vườn cây đã rút nước cần tập trung xới nhẹ, phá váng lớp đất mặt (vùng tán cây) giúp đất thông thoáng, khắc phục tổn thương và tái sinh rễ mới. Đối với những vườn cây đang đậu quả non hoặc quả trong giai đoạn phát triển: Phun bổ sung phân bón lá có chứa Fe, Bo, Ca, Cu, B, Zn, .. tránh hiện tượng nứt, rụng quả. Theo dõi thường xuyên vườn cây, đặc biệt là cây bị long gốc để kịp thời phát hiện bệnh rễ do nấm gây ra và có biện pháp phòng trư kịp thời. Cây bị long gốc cần dậm chặt, vun gốc, sau đó có thể tưới thuốc trừ nấm hoặc các chế phẩm sinh học đối kháng nấm hại bằng loại thuốc có trong danh mục thuốc được phép sử dụng, nồng độ và cách sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Khi bộ rễ cây đã phục hồi, mới tiến hành bón phân hữu cơ kết hợp với phân khoáng, phun phân bón lá (hạn chế sử dung phân bón hóa học) để tăng khả năng phục hồi của cây.
- Đối với lĩnh vực chăn nuôi
- Người chăn nuôi thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, chủ động gia cố chuồng trại, tránh mưa tạt, gió lùa.Không nên chăn thả gia súc vào những thời điểm nắng gắt hoặc có giông, lốc để tránh vật nuôi bị cảm nóng, cảm nắng, sét đánh... Không chăn thả ở những khu vực thường xuyên hoặc có nguy cơ bị ngập lụt.
- Tăng cường sử dụng thức ăn dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi phù hợp với từng đối tượng nuôi (không cho ăn thức ăn bị mốc, kém chất lượng), bổ sung vitamin và các khoáng chất cần thiết, nước sạch cho đàn vật nuôi.Tận dụng các khu đất trống sẵn có của gia đình để trồng cỏ, tăng cường sử dụng phế phụ phẩm từ trồng trọt để phối trộn, ủ… làm thức ăn cho vật nuôi.
- Tập trung tái đàn, thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi và chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học: lựa chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng, được cung cấp bởi những cơ sở cung ứng có uy tín, có giấy chứng nhận kiểm dịch; không tái đàn khi chưa đảm bảo về môi trường và an toàn dịch bệnh; thực hiện tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm theo đúng quy định, đặc biệt đối với đàn gia súc, gia cầm tại nơi đã từng xảy ra dịch bệnh, nơi có nguy cơ cao; vệ sinh định kỳ chuồng trại, khu vực chăn nuôi để phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường.