Văn hóa, Du lịch huyện Chư Sê
26/01/2024
Chư Sê là huyện miền núi phía Nam tỉnh Gia Lai, có tổng diện tích tự nhiên là 64,269 ha. Huyện Chư Sê có 15 đơn vị hành chính (01 thị trấn và 14 xã, có 126 thôn, làng, tổ dân phố) có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc kinh, Bahnar, Jrai chiếm đa số qua đó đã tạo nên sự đa dạng, phong phú và đan xen về văn hóa giữa các dân tộc.
Trong những năm qua, công tác văn hóa, du lịch trên địa bàn huyện Chư Sê đã được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện bằng các chương trình, kế hoạch cụ thể. Qua đó đã duy trì, phát triển, kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc...
Đến thời điểm hiện tại, đối với lĩnh vực văn hóa: Toàn huyện có 12/14 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 85,7%; còn lưu giữ được 176 bộ cồng chiêng, trong đó có nhiều bộ chiêng quý và thường được sử dụng trong các dịp tổ chức Ngày hội đại đoàn kết dân tộc ở thôn, làng, các sự kiện văn hóa, thể thao, lễ bỏ mã, các sự kiện nhà nguyện của đạo công giáo, một số hộ dân tộc Kinh dùng để trang trí, trưng bày trong nhà. Đây là những yếu tố thuận lợi giúp huyện Chư Sê khai thác phát triển du lịch sinh thái, canh nông kết hợp tìm hiểu văn hóa, lịch sử; 13 nhà rông (01 nhà Rông văn hóa cấp huyện, 01 nhà Rông văn hóa cấp xã, 11 nhà Rông làng, 02 công viên văn hoá tại thị trấn Chư Sê
Bộ cồng chiêng tập thể làng Phăm Ngol – Barmaih, Nhà Rông làng Keo xã Ayun
Trên địa bàn huyện qua khảo sát hiện có 02 loại di sản văn hoá phi vật thể (ngoài cồng chiêng) đó là: Dệt thổ cẩm và đan lát thuộc loại hình tri thức dân gian tại các xã Ia Pal, xã Ia Glai, Ia Ko, thị trấn Chư Sê và xã Chư Pơng.
Đan lát và Dệt thổ cẩm
Đối với lĩnh vực du lịch: Huyện Chư Sê có các tiềm năng phát triển du lịch như: Thác Phú Cường, lòng hồ Ayun Hạ, thác Làng Á, thác Đá, đập Ia Ring… có di tích lịch sử chiến thắng Plei Ring và có nhiều lễ hội phong phú: Lễ bỏ mã, Cúng lúa mới, Cúng giọt nước,...; Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây nguyên được UNESCO công nhận là “Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” vào năm 2005 và đến năm 2009 được công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”. Đây là những yếu tố thuận lợi giúp huyện Chư Sê khai thác phát triển du lịch sinh thái, canh nông kết hợp tìm hiểu văn hóa, lịch sử.
Thác phú cường, Thác làng Á – Ia Hlốp, chiêng Arap - Hbông
Trong thời gian tới, để đẩy mạnh hơn nữa cho sự phát triển lĩnh vực văn hoá và du lịch của huyện, UBND huyện chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ ở cơ sở; rà soát lại các dự án du lịch; tạo điều kiện tối đa để thu hút đầu tư du lịch và nâng cao chất lượng trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Hồng Ngân