CHUYÊN MỤC

Tin tức > Tin tổng hợp > Một số biện pháp phòng, tránh một số hiện tượng thời tiết cực đoan như: giông sét, lốc.

Một số biện pháp phòng, tránh một số hiện tượng thời tiết cực đoan như: giông sét, lốc.

03/05/2017

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói chung và huyện Chư Sê nói riêng, đã xảy ra một số hiện tượng thời cực đoan như: giông sét, lốc xoáy. Để phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng tránh, ứng phó với các loại hình thiên tai: giông, lốc, sét, xuất hiện trong năm. Từ đó giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất do các hiện tượng thời tiết cực đoan này gây ra. Ngày 25/4/2017, Thường trực Ban Chỉ huy phòng tránh thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh ban hành văn bản số 594/BCH-PCTT hướng dẫn một số biện pháp phòng, chống giông, sét, lốc như sau:

A. Một số biện pháp phòng, tránh giông sét:
I. Làm gì khi gặp cơn giông tại một nơi trống trải?

1. Những điều cần làm:
- Cần phải tránh xa tất cả những thiết bị hay những trụ kim loại: chúng ta có khả năng bị điện giật khi tiếp xúc với một vật dẫn điện nếu bị sét đánh trúng;
- Chúng ta có thể trú ẩn dưới một toà nhà bằng đá/gạch: nếu toà nhà đá/gạch không có cột thu lôi, tốt hơn hết là bạn không nên đụng tay chân hay tì lưng vào tường hoặc cột nhà;
- Khi không tìm thấy nơi trú ẩn, bạn phải cúi rạp người xuống đất: để tránh bị sét đánh, chúng ta không được đi sải bước, cũng không được đứng dạng chân. Tư thế tốt nhất là bó gối rạp người xuống đất.
- Một chiếc xe ô tô đôi khi là nơi trốn sét tốt: nếu ô tô của bạn không phải là loại mui trần, cũng không phải là loại có mái bằng nhựa thì nó đích thị là một CAGE DE FARADAY (nơi trú ẩn an toàn theo định luật FARADAY) vì chiếc ô tô đó sẽ tạo thành một vòng bao kim loại kín cho phép cách ly một khoảng không gian với trường nhiễm điện. Tất nhiên, với điều kiện ta phải tắt động cơ xe và thu ăng-ten radio xuống.
- Bạn có thể dùng điện thoại di động: miễn là không để điện thoại cao quá đầu mình, vì tuy có thể vỏ điện thoại làm bằng kim loại, nó quá bé để bị sét đánh;
2. Những điều không được làm:
- Nếu là cả một nhóm đi cùng nhau, không được túm năm tụm ba: ít nhất người nọ đứng cách người kia 3 mét (5 mét thì càng tốt), để nếu một người trong nhóm có bị sét đánh thì cũng không truyền ngang cho người kia được;
- Không được giương ô lên: không được để bất cứ vật gì nhất là khi vật đó làm bằng kim loại lên quá đầu người. Tất cả những vật dẫn điện (ô, bộ gậy gôn, thắt lưng, đồ trang sức, cái cào cỏ...) phải được tháo ra gập gọn và để cạnh người;
- Không được tránh giông trong bốt điện thoại: khi đường dây bị sét đánh, điện sẽ truyền đi rất nhanh, lan tới cabine điện thoại và gậy hại cho người đang trú trong đó. Đặc biệt không sử dụng điện thoại trong cabine.
- Không được tránh giông dưới gốc cây hoặc lùm cây: nguy cơ bị sét đánh trúng khi ta đứng trú dưới gốc cây hoặc lùm cây sẽ tăng gấp 50 lần. Nếu bạn đang ở trong rừng mà gặp giông, hãy tránh càng xa càng tốt các thân cây hay những cành cây sà xuống thấp.
II. Làm gì khi gặp giông, sét trên núi?
- Đôi khi chúng ta có thể trú mình dưới một mỏm đá chìa ra với điều kiện mỏm đá đó phải cao ít nhất gấp 5 lần chiều cao của bạn, và cần phải tránh chạm hay dựa vào thành đá;
- Ta có thể nép mình ở trong một hang động nào đó: không được đứng gần cửa hang mà phải di chuyển vào sâu trong lòng hang, cách xa đáy hang, trần hang và thành hang;
- Không được đứng ở chỏm núi: đỉnh núi mỏm núi là những nơi có nguy cơ bị sét đánh cao;
III. Làm gì khi gặp giông, Sét ở cạnh nơi có nước (hồ nước, bãi biển) hoặc đang ngâm nước ngoài trời?
- Cần phải ra khỏi nơi có nước ngay lập tức khi thấy dấu hiệu đầu tiên của cơn giông, ánh sét đang tràn tới. Nếu không có đủ thời gian để chạy, tốt hơn hết là đợi giông tan bằng cách dầm mình xuống nước;
- Nếu bạn đang cắm trại, đi dã ngoại thì không được chui trốn ở trong lều: tốt hơn hết là chạy tới những nơi cấp cứu hoặc những nơi trú ẩn bằng bê tông. Nếu bạn không tìm thấy nơi trú ẩn quanh đó, nên ra xa khỏi lều và gập người xuống đất;
- Không được đi dạo trên biển khi giông bão: gần nước nguy cơ sét đánh cao, nhất là khi bạn để chân ngập nước;
IV. Làm gì khi cơn giông tới và bạn đang ở trong nhà?
- Phải rút ngay ăng-ten vô tuyến: nếu nhà bạn không có cột thu lôi, phải rút ngay dây ăng-ten và dây cắm vô tuyến ra, vì điện áp cao sẽ khiến vô tuyến nhà bạn có thể bị nổ tung;
- Cột thu lôi của tháp chuông gần nhà không bảo vệ được các nhà xung quanh đâu: vùng bảo vệ của cột thu lôi khá là hạn chế, với một cột thu lôi lắp tại một nơi có chiều cao 30m, khoảng cách ngăn sét an toàn chỉ là một vòng tròn đường kính 60m mà thôi;
- Cắt cầu dao khi có giông không đảm bảo tránh được 100% điện giật, tốt hơn hết là nhà bạn nên lắp cột thu lôi;
- Phải tránh động vào những vật kim loại trong nhà: nếu nhà không có cột thu lôi, tốt nhất là tránh đụng vào ống nước, vòi nước, không đi tắm vòi sen hoặc tắm bồn, cấm dùng đồ điện tử khi có giông;
- Hạn chế dùng đường điện thoại cố định, tuy nhiên bạn có thể dùng điện thoại di động trong nhà khi mưa giông;
B. Các biện pháp ứng phó với Lốc:
Hiện tượng lốc:
Lốc là luồng gió xoáy có vận tốc lớn được hình thành trong phạm vi hẹp và tan đi trong thời gian ngắn. Lốc là hiện tượng khí tạo xoáy trong đó gió trong hoàn lưu nhỏ cỡ hàng chục, hàng trăm mét. Cần phân biệt với vòi rồng là lốc xoáy với quy mô lớn và sức tàn phá mạnh.Lốc là những xoáy không khí nhỏ cuốn lên, có trục thẳng đứng, thường xảy ra khi khí quyển có sự nhiễu loạn và về cơ bản thì không thể dự báo được.
Lốc xoáy là hiện tượng một luồng không khí xoáy tròn mở rộng ra từ một đám mây dông xuống tới mặt đất. Lốc xoáy phát triển từ một cơn dông, thường từ ổ dông rất mạnh hay siêu mạnh, nên ở đâu có dông dữ dội là ở đó có thể có lốc xoáy, song cũng may là nó rất hiếm. Cũng có khi nó sinh ra từ một dải gió giật mạnh hay từ một cơn bão. Người ta cho rằng khi không khí ở lớp bên trên lạnh đè lên lớp không khí nóng ở phía dưới, không khí nóng sẽ bị cưỡng bức chuyển động lên rất mạnh.
Bước 1 Chuẩn bị:
 Đèn pin, Radio, Nến, Quần áo, Túi cứu thương, 20-40 lít nước, Thực phẩm: mỳ gói, lương khô, pin.
Bước 2: Nhanh chóng di chuyển đến nơi trú ẩn
Một căn hầm tránh bão sẽ là nơi an toàn nhất lúc này. Rất nhiều ngôi nhà, trường học được thiết kế với 1 căn hầm tránh bão. Nếu bạn sống trong khu vực có nguy cơ cao, hãy xây cho mình một căn hầm tránh bão ngay lập tức - nó sẽ là thứ cứu mạng bạn và gia đình bạn vào một ngày nào đó.
Nếu như ngôi nhà không có hầm tránh bão, hay lập tức di chuyển đến tầng hầm. Tránh xa các cửa sổ, và hãy phủ lên mình nệm, đệm hoặc túi ngủ. Nếu có thể, hãy chui xuống dưới gầm bàn, gầm tủ..., chúng sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi các mảnh vỡ rơi xuống. Hãy chú ý tránh xa những vị trí đặt các vật thể nặng ở tầng trên, chúng có thể dễ dàng sụp xuống dưới và tiếp theo chắc bạn cũng có thể hình dung chuyện gì sẽ xảy ra.
Nếu ngôi nhà không có tầng hầm, hãy di chuyển xuống tầm thấp nhất và tìm nơi trú ẩn trong một căn phòng nhỏ (ví dụ như phòng tắm). Căn phòng này phải có vị trí gần trung tâm ngôi nhà, tuyệt đối không có cửa sổ, và nằm gần cầu thang thì càng tốt. Bất kể bạn đang ở đâu, hãy nằm bò sát mặt đất, úp mặt xuống và dùng tay che kín đầu. Tìm cho mình một tấm lá chắn, càng chắc chắn càng tốt: bàn, ghế, tủ.... và nếu có thể, hãy lót trong một lớp đệm, chăn hoặc gối.
Nếu bạn đang đi xe và cơn lốc đang ở rất gần bạn, hãy tìm đến nơi trú ẩn càng nhanh càng tốt. Không bao giờ chạy đua với cơn bão - chiếc xe của bạn không thể nào đạt đến vận tốc hàng trăm km/h. Hãy cố gắng lái xe đến nơi trú ẩn, hoặc ít nhất là ra khỏi đường đi của cơn bão càng nhanh càng tốt.
Bước 3: Ở nguyên tại nơi trú ẩn cho đến khi cơn bão đã chắc chắn đi qua
Nếu có thể, hãy bật radio và cố gắng dò tín hiệu để có được những thông tin cần thiết. Hãy nhớ rằng, thông thường các cơn lốc sẽ đổ bộ thành nhiều đợt, và sẽ là không an toàn khi ra ngoài khi mới chỉ có một cơn lốc quét qua.
Hãy thận trọng trong việc di chuyển khỏi nơi trú ẩn. Sau một trận lốc, các tòa nhà sẽ trở nên rất yếu. Một mảnh vụn tường, một chiếc tủ lạnh hay tệ hại hơn là cả một tầng nhà có thể rơi xuống đầu bạn bất cứ lúc nào. Hãy tránh xa các đường dây điện, đặc biệt là khi có nhiều vũng nước xung quanh. Cực kỳ cẩn thận trong việc sử dụng diêm và bật lửa. Việc rò rỉ ga và các loại khí đốt khác sau một trận lốc là rất phổ biến, nếu không cẩn thận, bạn có thể tự biến mình thành một ngọn đuốc sống. Rất nhiều mảnh vụn sắc nhọn còn rơi rớt lại trên nền đường, nền nhà, do đó hết sức chú ý khi di chuyển. Không bao giờ đi vào các tòa nhà đã bị hư hỏng.
                                                                                    Thu Nguyễn

Other

Copyright © 2015 UBND huyện Chư Sê
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Đức Cường -  Chánh Văn phòng HĐND&UBND huyện Chư Sê
Địa chỉ: 761 Hùng Vương - Chư Sê
Điện thoại: (0269)3851781 - Fax: (0269)3851781 - Email:ubndchuse@gialai.gov.vn
Giấy phép số: 08/GP-TTĐT ngày 14 tháng 07 năm 2017 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai.
  Chung nhan Tin Nhiem Mang